Wednesday, 04/12/2024

Vấn đề về trí nhớ và những thông tin cần thiết

16:37 22/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nhiều người thường lựa chọn dùng các sản phẩm bổ não như Ginkgo Biloba hoặc hoạt huyết dưỡng não để cải thiện trí nhớ. Song để điều trị hiệu quả, bạn cần hiểu rõ tình trạng của bản thân và được bác sĩ chỉ định hướng chữa trị phù hợp.

Những vấn đề thường gặp về trí nhớ

Lão hóa

Vấn đề suy giảm trí nhớ thường xảy ra ở mọi giai đoạn của người trưởng thành. Đây được xem là một phần của quá trình lão hóa chứ không phải bệnh lý nghiêm trọng.

Suy giảm trí nhớ do lão hóa thường gặp ở người trưởng thành

Chuyên gia y tế khuyên bạn nên tập thói quen tốt cho não thay vì dùng thuốc bổ não trong trường hợp này.

Sa sút trí tuệ

Đây là biểu hiện của sự suy giảm về: trí nhớ, suy luận, phán đoán, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tư duy.

Người bệnh cần lưu ý những triệu chứng sau:

● Lặp lại những câu hỏi giống nhau.

● Gặp khó khăn khi sử dụng từ ngữ hằng ngày.

● Thường xuyên quên đồ.

● Đi lạc ở những tuyến đường vốn quen thuộc.

● Có những thay đổi về tâm trạng hoặc hành vi mà không có lý do rõ ràng.

Các bệnh lý gây tổn thương não thường có triệu chứng của sa sút trí tuệ như:

● Alzheimer.

● Sa sút trí tuệ mạch máu.

● Mất trí nhớ vùng trán.

● Mất trí nhớ thể Lewy.

Không phải lúc nào dấu hiệu của sa sút trí tuệ cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mắc những bệnh trên. Chính vì vậy, bạn nên khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc sử dụng các loại thuốc bổ não trong trường hợp này cũng cần được bác sĩ hoặc chuyên gia y tế tư vấn kỹ lưỡng.

Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ

Đây là tình trạng suy giảm về kỹ năng tư duy, trí nhớ trong một lĩnh vực nhất định. Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ không gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh.

Nguyên nhân chung của chứng suy giảm trí nhớ

Có nhiều nguyên nhân khiến trí nhớ của bạn bị ảnh hưởng.

● Thuốc men.

● Chấn thương.

● Rối loạn cảm xúc.

● Nghiện rượu bia.

● Thiếu vitamin B-12.

● Suy giáp.

● Các bệnh về não.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy lo lắng và cảm nhận trí nhớ của bản thân đang gặp vấn đề, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và làm xét nghiệm

Chẩn đoán tình trạng bệnh

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ đặt cho người bệnh một số câu hỏi để lấy thông tin cần thiết như:

● Các vấn đề về trí nhớ bắt đầu từ khi nào?

● Bạn đã và đang dùng những loại thuốc nào, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng, với liều lượng như thế nào?

● Trong đời sống hằng ngày, bạn thường gặp khó khăn ở việc gì?

● Bạn có thường xuyên uống rượu, bia không?

● Gần đây bạn có bị tai nạn, bị ngã hoặc bị thương ở đầu không?

● Bạn có thường xuyên cảm thấy buồn, chán nản hay lo lắng không?

● Gần đây bạn có gặp một biến cố hoặc mất mát lớn nào trong cuộc sống không?

Bác sĩ có thể sẽ tiến hành các bài kiểm tra hỏi và trả lời, cũng như xét nghiệm máu, xem hình ảnh não bộ.

Xử lý chứng suy giảm trí nhớ

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, khi suy giảm trí nhớ ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện những điều sau:

Sử dụng thuốc

Các loại sản phẩm bổ não nhìn chung có tác dụng hỗ trợ cải thiện các chức năng của não bộ, cải thiện trí nhớ và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng những loại thuốc được bào chế từ dược liệu có nguồn gốc thảo mộc. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc tùy vào bệnh lý cụ thể.

Thay đổi thói quen sống

Trong trường hợp nếu khỏe mạnh, tinh thần tỉnh táo, chỉ suy giảm trí nhớ mức độ nhẹ, không xuất hiện những triệu chứng như hoa mắt, đau nhức… thì không cần sử dụng sản phẩm bổ não. Thay vào đó, hãy từ bỏ những thói quen không tốt và xây dựng thời gian biểu các thói quen sau:

+ Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất.

+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

+ Luôn giữ tinh thần thoải mái.

Rèn luyện cơ thể

Bạn có thể áp dụng một số bài tập giúp rèn luyện trí nhớ, hỗ trợ sức khỏe. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại bài tập và cường độ tập luyện.

Có nhiều cách để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ. Bạn cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Nhiều người khi mắc bệnh thường tự ý sử dụng sản phẩm bổ não). Song để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn, việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng là vô cùng cần thiết.

Theo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke