Friday, 29/03/2024

Tăng cường đề kháng, bổ thận tráng dương nhờ kim anh tử

17:16 22/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Cây kim anh tên khác là thích lê tử, đường quán tử. Tránh nhầm lẫn với một loài cây gọi là kim anh hoa đỏ. Cây này không được dùng làm thuốc.

Đông y dùng quả kim anh làm thuốc bổ thận, ích tinh, tráng dương, thu liễm, chỉ tả. Quả kim anh hái về chà xát sao cho rụng hết gai rồi bổ đôi, nạo sạch hạt và lớp lông tơ bên trong quả, phơi hoặc sấy khô (không để sót hạt). Dược liệu có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình, với liều dùng hằng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc bột hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong trường hợp phong thấp, thận hư, viêm ruột, suy nhược thần kinh...

Chữa thận hư, liệt dương, di tinh: kim anh 15g, ba kích 12g, thục địa 12g, sơn thù du 12g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa tiểu đường, di tinh: kim anh, thạch hộc, mạch môn, sa sâm, khiếm thực, liên nhục, mỗi vị 12g, quy bản 8g, sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc dùng bài: kim anh 16g, thạch hộc 16g, sắc uống với bột hoài sơn, khiếm thực, mỗi vị 12g, chia làm 3 lần trong ngày.

Chữa suy nhược thần kinh, di mộng tinh, hoạt tinh, viêm ruột: kim anh 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Kim anh và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ cho vào một túi vải cùng với tua sen, sắc kỹ với 3 lít nước lấy 1 lít, lọc kỹ, để riêng, tiếp tục sắc với 2 lít nước nữa cho đến khi còn 0,5 lít, lọc lấy nước, bỏ bã. Trộn 2 nước, thêm đường, khuấy tan, cô đặc còn 1 lít là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

Hoặc dùng bài: kim anh 100g, khiếm thực 100g, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật hoàn viên. Ngày uống 8-12g.

Chữa tiểu són, tiểu rắt: kim anh 10g, tang phiêu tiêu 10g, tua sen 10g, sơn dược 12g. Sắc uống.

Chữa tỳ hư, đại tiện lỏng: kim anh 10g, phục linh 10g, đẳng sâm 10g, bạch truật 10g, hạt sen 15g. Sắc uống trong ngày.

Chữa ra mồ hôi trộm, ù tai, chân tay tê mỏi: cao quả kim anh 184g, hoàng bá, khiếm thực, mỗi thứ 180g; sa sâm nam, sơn dược, mỗi thứ 120g; hạt sen, tỏa dương, táo nhân, mạch môn, liên tu, tri mẫu, long cốt, mẫu lệ, mỗi thứ 75g. Tất cả tán bột, rây mịn, trộn đều, hoàn viên. Ngày uống 6g.   

Ngoài ra rễ và lá kim anh cũng được dùng làm thuốc. Rễ rửa sạch, bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, ngâm rượu cho đặc để càng lâu càng tốt, chữa chứng phong tê bại, đau nhức chân tay (Nam dược thần hiệu), Lá cây kim anh, dùng ngoài, giã nát đắp vào nơi tổn thương sưng tấy, lở loét, bỏng.  

Theo Sức khỏe đời sống   

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke