Thursday, 21/11/2024

Trẻ tiểu gấp, không kiểm soát cảnh báo bệnh bàng quang tăng hoạt

06:56 29/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Bệnh bàng quang tăng hoạt gây ra cảm giác mắc tiểu, tiểu gấp, tiểu không kiểm soát, có thể ảnh hưởng không tốt quá trình hình thành thể chất và tâm lý ở trẻ em.

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một chứng tiểu không kiểm soát đặc biệt, thường xảy ra ở trẻ em, biểu hiện khi trẻ muốn đi tiểu một cách đột ngột, hoặc tiểu không kiểm soát được. Không giống như tình trạng đái dầm hoặc đái dầm vào đái dầm ban đêm, bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày của trẻ. Các tình huống tiểu không tự chủ xảy ra vào ban ngày cần được xử lý với sự thấu hiểu và kiên nhẫn từ cha mẹ và những người xung quanh bởi những sự cố này đôi khi ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội và cảm xúc của trẻ.

Hầu hết các bé có thể tự kiểm soát bàng quang khi được 3 tuổi. Đến 5 tuổi, 90% trẻ em có thể tự kiểm soát được việc đi tiểu của bản thân trong ngày. Một trong những triệu chứng thường gặp của bàng quang tăng hoạt ở trẻ em là nhu cầu đi vị sinh nhiều hơn 5 - 6 lần một ngày. Bàng quang có thể co lại, gây nên tình trạng buồn tiểu ngay cả khi chưa đầy. Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em thường không được chuẩn đoán cho đến giai đoạn 5 - 6 tuổi.

Bàng quang tăng hoạt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh ly của trẻ. Ảnh: xframe

Nguyên nhân

Nguyên nhân của tình trạng bàng quang tăng hoạt ở trẻ em rất đa dạng. Tuy nhiên một số nguyên nhân thường thấy bao gồm:

Caffeine: chất thường được tìm thấy trong nước ngọt, caffeine là một dạng chất lợi tiểu, đẩy chất lỏng ra khỏi cơ thể và dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Chất này cũng gây gia tăng số lượng các cơn co thắt trong bàng quang.

Dị ứng: Những loại thực phẩm khiến trẻ dị ứng cũng khiến bàng quang hoạt động quá mức.

Lo lắng: các tình huống gây sợ hãi, lo lắng cho trẻ cũng là một các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiểu không tự chủ.

Cấu trúc bàng quang: bàng quang có thể nhỏ hơn bình thường hoặc có một số vấn đề trong kết nối giữa bàng quang với các hệ thống khác trong cơ thể.

Kích ứng thành bàng quang: bàng quang có thể phản ứng với một số vấn đề nhiễm trùng hoặc viêm bằng cách gia tăng bài tiết, làm rỗng thường xuyên, điều này cũng gây nên tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Bàng quang tăng hoạt cũng có thể xảy ra nếu cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone ADH, loại hormone giúp làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu. Trẻ em có xu hướng sản xuất ADH nhiều hơn vào ban đêm, vì vậy nhu cầu đi tiểu ít hơn. Nếu cơ thể không sản xuất đủ ADH, việc sản xuất nước tiểu không chậm lại, bàng quang bị làm đầy quá mức, dẫn đến chứng đái dầm về đêm.

Nếu tình trạng đái dầm diễn ra thường xuyên ngay cả khi đã loại bỏ caffeine ra khỏi chế độ ăn và loại trừ những khả năng bị di ứng, phụ huynh nên cân nhắc cho con đến gặp bác sĩ.

Phương pháp điều trị

Cách điều trị phổ biến nhất thường bao gồm đào tạo lại việc đi tiểu và tập các bài tập cơ sàn chậu.

Đào tại lại thói quen bắt đầu bằng việc đưa trẻ vào một lịch trình đi vào nhà vệ sinh để tiểu cố định, dù có buồn tiểu hay không. Khoảng thời gian được khuyến cáo là mỗi 2 tiếng một lần. Điều này giúp từ từ luyện tập cho bàng quang giữ nước tiểu lâu hơn, dần về đúng chức năng thông thường.

Các bài tập cơ sàn chậu sẽ giúp làm tăng sức mạnh của các cơ đóng vai trò làm chậm hoặc ngăn chặn nước tiểu, từ đó chấm dứt hiện tượng tiểu không tự chủ.

Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, một số loại thuốc sẽ được sử dụng để ổn định hoạt động của bàng quang, tuy nhiên, tình trạng bàng quang tăng hoạt dẫn đến tiểu không tự chủ vẫn có thể quay lại khi dừng sử dụng thuốc.

Các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà để giúp đỡ trẻ. Trong đó quan trọng nhất là loại bỏ hoàn toàn caffeine ra khỏi chế độ ăn cũng như tránh uống nước trước khi đi ngủ.

Trước khi trò chuyện với bác sĩ, phụ huynh cần tìm hiểu về các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt của trẻ để đưa ra các thông tin cụ thể. Nếu bác sĩ thăm khám và siêu âm thấy những vấn đề bất thường trong bàng quang, các phương pháp phẫu thuật để khắc phục có thể được đề xuất. Tuy nhiên, phẫu thuật thường là lựa chọn cuối trong điều trị vì hầu hết trẻ đều tự khỏi và ít khi phải dùng đến các biện pháp can thiệp mạnh.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/tre-tieu-gap-khong-kiem-soat-canh-bao-benh-bang-quang-tang-hoat-4529203.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke