Saturday, 27/04/2024

Trẻ nhỏ chờ test nhanh chen chúc, dồn ứ tại các bệnh viện nhi TP.HCM

16:28 10/03/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nhiều ngày qua, trẻ nhỏ, phụ huynh chen nhau trong khu vực sàng lọc, xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 TP.HCM.

9h30 sáng, chị Thùy, quê ở Tiền Giang, cùng chồng và con ăn sáng ngay trên băng ghế chờ của Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Xung quanh là tiếng ồn ào của tòa nhà đang xây dựng. 

“Nhà tôi lên từ 7h sáng mà bây giờ mới xong thủ tục nhập viện, có giấy hẹn rồi mà chờ đợi rất lâu". 

Theo chị Thùy, khâu mất thời gian nhất là test nhanh Covid-19. Con gái chị được hẹn nhập viện để phẫu thuật, vì thế bắt buộc phải xét nghiệm. Hai mẹ con tốn 100.000 đồng test nhanh sau đó nộp kết quả âm tính để làm hồ sơ.

Trẻ nhỏ phải test Covid-19 nếu có triệu chứng hô hấp hoặc cần nhập viện.

“Chờ đến lượt test gần 1 tiếng, chờ lấy kết quả thêm hơn nửa tiếng nữa. Rồi cứ đi vòng vòng tìm phòng này phòng khác để duyệt hồ sơ. Tôi còn mệt chứ đừng nói trẻ con", chị Thùy kể. 

Chị Thùy chỉ là 1 trong số hàng trăm phụ huynh sáng nay có mặt tại Bệnh viện Nhi đồng 1 phải test nhanh trước khi nhập viện. Không ít bệnh nhi từ các tỉnh thành lên lần đầu, không biết các khu vực phòng khám do bệnh viện đang trong quá trình xây dựng.

Vì thế, thời gian được khám bệnh hoặc nhập viện càng lâu hơn.

Khu vực chờ lấy mẫu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.

Tại khu khám sàng lọc Covid-19 của Bệnh viện Nhi đồng 1, khoảng một tuần nay, số trẻ là F0 đến khám bệnh tăng cao. Bệnh viện có 4 bàn khám cho bệnh nhi F0 tuy nhiên không đủ đáp ứng số lượng hiện tại.

Tương tự, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cũng đón nhận hàng trăm lượt phụ huynh đưa con nhỏ đến khám vì các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi. Tổng số lượt trẻ khám ngoại trú liên quan các triệu chứng hô hấp 10 ngày đầu tháng 3 tăng rất cao.

Mỗi ngày có khoảng 400-500 ca cần sàng lọc Covid-19. Cao điểm, có khoảng 557 trẻ khám ngoại trú. "Tỷ lệ trẻ có triệu chứng được xét nghiệm và phát hiện dương tính ở đây khoảng 80-90%", bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa Khám bệnh cho biết.

Trẻ nhỏ mệt mỏi chờ khám bệnh.

Không chỉ đông đúc ban ngày mà buổi tối, phụ huynh vẫn phải xếp hàng chờ test. Ghi nhận lúc 19h ngày 9/3, nhiều phụ huynh bế con chờ đến lượt lấy kết quả. 

Anh H., công nhân tại TP.HCM đưa con trai 6 tuổi mắc Covid-19, sốt ho liên tục đến bệnh viện trong đêm. Vì bé có bệnh nền là hen suyễn, anh và vợ quyết định đưa bé đến viện thăm khám, tránh tình trạng chuyển nặng.

“Tôi nghĩ đi khám buổi tối sẽ vắng người, nhưng chờ đến 30 phút rồi vẫn chưa tới lượt", anh nói. Con trai anh mệt mỏi gục trên vai bố.

Khu khám trẻ nhỏ nghi mắc Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2, tối 9/3.

Bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Nhiễm - Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, đợt này số ca mắc Covid-19 tăng nhanh và cao, khả năng sẽ tiếp tục tăng nữa.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, ngày 7/3, có 130 trẻ Covid-19 và 70 phụ huynh mắc bệnh đang điều trị nội trú, 50% là trẻ có bệnh nền. 90% bệnh nhi Covid-19 dưới 12 tuổi - nhóm trẻ chưa tiêm vắc xin. 

Đáng chú ý, có những bệnh nhi Covid-19 không có bệnh nền nhưng vẫn xin nhập viện. Lý do vì trẻ có triệu chứng nặng, nhà xa, bị co giật nên cha mẹ rất lo lắng, muốn được theo dõi trong bệnh viện cho yên tâm.

“Khảo sát tại 3 bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho thấy, khi trẻ có biểu hiện sốt và đến bệnh viện có khoảng 30% trong đó mắc Covid-19. Tuy nhiên, chỉ 1 trường hợp nhập viện vì gia đình lo lắng”.

Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần theo dõi sát sức khỏe của trẻ khi bé mắc Covid-19. Tuy nhiên, không nên lo lắng quá mức nếu bé sốt, ho thông thường, cần bình tĩnh xử trí như những lần trẻ bị bệnh, không vội vàng hay hoảng loạn.

Khu vực khám hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.

Trẻ nhiễm Covid-19 cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện một trong những dấu hiệu có nguy cơ chuyển nặng, như: Sốt cao liên tục trên 40 độ C; sốt cao nhưng không hạ dù đã dùng thuốc hạ sốt, lau mát người; bỏ ăn uống, li bì, lừ đừ, nôn ói nhiều, tiêu chảy mất nước, bứt rứt, không đùa giỡn; khó thở, nhịp thở nhanh hơn, phập phồng cánh mũi, co lõm hõm ức, co kéo các khoảng liên sườn...

Ngoài ra, phụ huynh nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ và những kênh thông tin chính thống về cách chăm sóc trẻ.

Khi đó, có thể giảm đáng kể số lượng trẻ đến khám bệnh, tiết kiệm thời gian chờ đợi và giảm nguy cơ lây nhiễm cho những trẻ không mắc Covid-19.

Theo Vietnamnet

Trẻ nhỏ chờ test nhanh Covid-19 chen chúc, dồn ứ tại các bệnh viện nhi TP.HCM - VietNamNet

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke