Thursday, 21/11/2024

Tràn lan kem dưỡng trắng da dán mác ngoại, giá rẻ bèo

15:18 14/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nhiều loại kem dưỡng trắng da không rõ nguồn gốc, chất lượng... đang được rao bán tràn lan, trong đó có cả những sản phẩm từng bị phát hiện chứa chất cấm.

Kem ngoại, giá lại siêu rẻ

Gần đây, không ít loại kem làm trắng da được nhập khẩu hợp pháp nhưng bị phát hiện có chứa chất cấm, bị buộc dừng lưu hành. Mới nhất là lô sản phẩm White skin care - sunscreen SPF 50 - day cream (kem dưỡng trắng da, chống nắng) bị cơ quan chức năng kết luận không đạt yêu cầu chất lượng về giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm (chỉ tiêu thủy ngân), có chứa clobetasol propionate là thành phần không được phép sử dụng trong mỹ phẩm. Trước đó là sản phẩm Loptop bị phát hiện chứa clobetasol propionate - loại chất không được phép sử dụng. Kem trắng da X2, Ngọc Trai cũng từng bị thu hồi do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn là tình trạng rao bán tràn lan các sản phẩm làm trắng da nhập lậu hoặc tự làm có thông tin sản phẩm mập mờ, nguồn gốc sản phẩm khó xác định.

Các loại kem trắng da nhập lậu, tự sản xuất được bán tràn lan trên thị trường. Chúng có đặc điểm chung là không có nhãn phụ và thông tin bằng tiếng Việt, không rõ thành phần

Tại TPHCM, kem trắng da được bán khá phổ biến ở những sạp chuyên doanh sỉ, lẻ hóa mỹ phẩm trong các chợ, với rất nhiều loại. Trong đó, có cả những loại được giới thiệu là hàng nhập từ Thái Lan như “Kiss skin care White body SPF 45” giá chỉ 85.000 đồng/hộp 300g. Thông tin trên sản phẩm toàn tiếng Anh và tiếng Thái, không có nhãn phụ tiếng Việt, không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần… Cách sử dụng được người bán hướng dẫn: “Tắm sạch, bôi kem dưỡng đều đặn mỗi ngày và da dẻ sẽ trắng sáng sau một tuần”. 

Kem dưỡng trắng da hiệu Kone cũng được người bán cho biết là hàng xách tay từ Thái Lan, đa chức năng, vừa dưỡng da mặt vừa làm trắng da, giá chỉ 39.000 đồng/hộp 250g. Rất nhiều loại kem trắng da khác được giới thiệu là hàng Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan nhưng cũng không có nhãn tiếng Việt, không ngày sản xuất, không hạn dùng.

Tại các sạp, những loại kem trắng da tự làm, tự trộn (handmade) theo công thức riêng nhiều vô kể. Do làm theo “công thức riêng” nên không ai được biết thành phần trong loại kem tự trộn này, trong khi người bán lại giới thiệu có đủ các thành phần “hot’’ hiện nay như vitamin cấy trắng, collagen đánh bay sạm đen, hồng sâm tắm trắng… Do giá rẻ, nhiều phụ nữ vẫn chọn mua những loại kem này qua sự giới thiệu của người quen, bất kể sản phẩm được bao gói sơ sài, không có thông tin, nhãn mác. Cách sử dụng các loại kem trộn này được người bán hướng dẫn cực kỳ đơn giản, kiểu như “dùng gói tắm kích trắng da số 1 trước, sau đó bôi lọ kem dưỡng số 2 hằng ngày; còn muốn nhanh gọn thì trộn hai loại với nhau rồi thoa toàn thân”. Trên các trang mạng xã hội, những sản phẩm loại này được người bán cam kết “bao trắng da sau 3-5 ngày sử dụng”, giá mỗi hộp kem chỉ vài chục ngàn đồng. 

Dưỡng da coi chừng hại thân

Theo bác sĩ (BS) Huỳnh Huy Hoàng - nguyên Phó Chủ tịch Hội Da liễu TPHCM - điều cực kỳ nguy hiểm là một số hóa chất làm trắng da mạnh như hydroquinone, thủy ngân, corticoid cũng được sử dụng phổ biến trong các loại kem làm trắng da, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng. Do dễ gây các phản ứng phụ nguy hiểm, thậm chí có thể gây ung thư da nên hydroquine bị cấm dùng ở một số nước châu Âu. Corticoid là “thần dược” làm đẹp tức thời nhưng nếu sử dụng lâu dài, có thể gây teo da, mỏng da, nhiễm trùng da, nổi mụn, đỏ da. 

Đặc biệt, một số loại kem trắng da có xuất xứ từ Trung Quốc chứa nhiều chất độc như thủy ngân, arsenic, có thể gây độc cho gan, thận, gây ung thư da nếu sử dụng lâu dài. Các loại kem “lột da” trên thị trường không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc hoặc được giới thiệu nhập từ Thái Lan có chứa thành phần lột da mạnh là chất a-xít salicylic, resorcinol nồng độ mạnh, có thể gây phản ứng tức thời như đỏ da, rộp da, nặng hơn là khó thở, mất nước, thậm chí có thể gây tử vong.

Theo BS Hoàng, việc tẩy trắng da chủ yếu là làm giảm hoặc tiêu hủy sắc tố melanin đã hình thành và phát triển trong da, tức cố phá đi lớp bảo vệ xấu xí của da và thay thế bằng lớp da non trắng ở dưới. Da sẽ tạm thời trắng hơn trong vòng vài ba tuần, sau đó cơ thể sẽ tìm cách phản ứng lại bằng cách tái tạo chất melanin nhiều hơn nhằm bảo vệ da, do đó da sẽ sẫm nhiều hơn. Da yếu đi có thể dễ bị trầy xước, xuất huyết dưới da do cọ xát làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới da.

“Việc sử dụng kem trắng da không rõ nguồn gốc, chất lượng hoặc kem trắng da chứa corticoid, kim loại nặng là rất nguy hiểm vì các tác dụng có hại có thể xuất hiện sau một thời gian sử dụng nên khó xác định do chất gì gây ra. Các cơ quan chức năng cũng chưa quản lý triệt để được thành phần và chất lượng của các chất tắm trắng, kem trắng da chưa được đăng ký. Người tiêu dùng nên chọn mua các sản phẩm dưỡng trắng da có thương hiệu uy tín, tránh mua các sản phẩm “trôi nổi” trên thị trường. Nếu bị phản ứng da khi tẩy trắng, cần ngưng dùng sản phẩm ngay và tìm đến BS da liễu để chữa trị” - BS Hoàng khuyến nghị.

Theo BS Lê Ngọc Diệp - Trưởng phòng khám Da liễu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - phần lớn các sản phẩm được quảng cáo làm trắng da có chứa corticoid. Trung bình mỗi ngày, BS Diệp tiếp nhận 2-3 trường hợp đến khám trong tình trạng da bị mỏng, giãn mao mạch, viêm đỏ, sưng nề, ngứa do dùng kem trộn, kem trắng da chứa corticoid. Hầu hết bệnh nhân mua kem dưỡng da qua sự giới thiệu của người quen và không biết mình đã dùng phải kem có chứa chất corticoid. 

BS Diệp cho rằng, tuyệt đối không nên sử dụng kem làm trắng da có chứa corticoid, kem dưỡng da “trôi nổi”, đặc biệt là kem trộn, kem handmade. 100% kem dưỡng da được quảng cáo “có tác dụng làm trắng nhanh” có chứa corticoid và có thể chứa kim loại nặng hoặc những chất cấm khác, rất nguy hại cho cơ thể. 

Theo Phụ nữ TPHCM

 

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke