Friday, 19/04/2024

Thuốc chống trầm cảm có thật sự hiệu quả không?

22:06 14/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Các loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất cho bệnh trầm cảm có phần hiệu quả nhưng không phải vì chúng điều chỉnh “sự mất cân bằng hóa học”.

Trong đại dịch Covid-19, nhiều người Mỹ đã chuyển sang dùng thuốc chống trầm cảm để đối phó với cảm giác này. Và cả trước khi xuất hiện Covid-19, cứ tám người Mỹ trưởng thành thì có một người đang dùng thuốc chống trầm cảm. Theo ước tính, con số đó đã tăng 18,6% trong năm 2020. Zoloft hiện là loại thuốc được kê đơn phổ biến thứ 12 tại Mỹ, theo Channel NewsAsia.

Nhiều người đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả, cách thức hoạt động của những loại thuốc này như thế nào. Một số nhà nghiên cứu nói các loại thuốc này hầu như không tốt hơn giả dược.

Đối với các bác sĩ tâm thần, cuộc tranh luận này không có gì mới. Tiến sĩ David Hellerstein, Giáo sư Tâm thần học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia, cho biết tranh luận được lặp đi lặp lại nhiều lần và họ đặt ra câu hỏi liệu thuốc chống trầm cảm có hiệu quả không.

Hiệu quả của thuốc chống trầm cảm

Loại thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến nhất là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), chúng bao gồm Prozac, Zoloft và Celexa. Thuốc ngăn chặn các tế bào thần kinh hút chất dẫn truyền thần kinh serotonin, nó cho phép nhiều hóa chất di chuyển trong não.

Các thuốc chống trầm cảm khác làm tăng mức độ lưu thông của các chất hóa học não khác nhau, chẳng hạn norepinephrine và dopamine. Tuy nhiên, những loại thuốc đó đi kèm với nhiều tác dụng phụ nên các bác sĩ thường khuyên những người bị trầm cảm sử dụng thuốc SSRI trước.

Nghiên cứu lớn nhất về thuốc chống trầm cảm đến nay là thử nghiệm thay thế điều trị theo trình tự để giảm trầm cảm, hay còn gọi là STAR * D, được tiến hành bởi Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia vào đầu những năm 2000.

Thử nghiệm lâm sàng đã kiểm tra nhiều loại thuốc chống trầm cảm trên gần 3.000 người bị trầm cảm và họ bắt đầu sử dụng thuốc SSRI. Nếu không đáp ứng với SSRI sau 12 tuần, họ sẽ chuyển sang một loại SSRI hoặc một nhóm thuốc chống trầm cảm khác, chúng bao gồm Effexor, một chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine, hoặc SNRI giúp tăng mức serotonin và norepinephrine.

Họ tiếp tục thử nghiệm theo cách này đến khi những người không đáp ứng với thuốc đã thử bốn loại thuốc chống trầm cảm khác nhau. Vào cuối nghiên cứu, nửa số người tham gia đã cải thiện đáng kể sau khi sử dụng loại thuốc thứ nhất hoặc thứ hai, và gần 70% số người đã hết triệu chứng nhờ loại thuốc chống trầm cảm thứ tư.

Trong một nghiên cứu, thuốc chống trầm cảm giúp mọi người cải thiện 9,6 điểm trong thang điểm trầm cảm, trong khi những người dùng giả dược cải thiện 7,8 điểm, có nghĩa 80% lợi ích mà mọi người trải qua có thể là do hiệu ứng giả dược.

Các phân tích tổng hợp sau đó kết hợp nhiều thử nghiệm đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc chống trầm cảm đã phát hiện mọi người có khả năng cải thiện khi dùng thuốc cao hơn khoảng 25% so với dùng giả dược.

Mọi người có khả năng cải thiện khi dùng thuốc cao hơn khoảng 25% so với dùng giả dược. Ảnh: The New York Times.

Tiến sĩ Sanacora, Giáo sư Tâm thần học tại Đại học Y Yale chỉ ra khi dùng thuốc chống trầm cảm, bạn được hưởng lợi từ cả tác dụng hóa học của thuốc lên não và tác dụng của giả dược, nó như lời nhắc nhở mỗi ngày bạn làm gì đó để giúp ích cho sức khỏe tâm thần của mình. Nhưng nếu không dùng thuốc, bạn không có lợi gì cả.

“Tôi lo lắng những bệnh nhân đang gặp khó khăn, đặc biệt hiện nay khi tỷ lệ trầm cảm cao hơn bao giờ hết, họ sẽ nghe thấy điều này và nghĩ rằng những loại thuốc này không có tác dụng", ông Sanacora nói.

Dự đoán ai sẽ khá hơn khi dùng thuốc chống trầm cảm và ai sẽ không cải thiện là điều gần như không thể. Các nỗ lực sử dụng sàng lọc di truyền để dự báo phản ứng điều trị tiềm năng của một người vẫn chưa thành công.

Những thử nghiệm đó cung cấp thông tin về mức độ hiệu quả của cơ thể chuyển hóa thuốc, nhưng tiến sĩ Sanacora nói điều đó hữu ích nhất để đánh giá các phản ứng có hại chứ không phải hiệu quả.

Những thuốc này có tác dụng như thế nào?

Các chuyên gia ban đầu nghĩ trầm cảm phải do lượng chất dẫn truyền thần kinh trong não thấp, một phần do loại thuốc chống trầm cảm đầu tiên - tình cờ được phát hiện vào những năm 1950 đã làm tăng lượng hóa chất tuần hoàn.

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy serotonin đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với tâm trạng. Lý thuyết "mất cân bằng hóa học" này có được chỗ đứng trong tâm lý văn hóa và được quảng cáo cho các loại thuốc.

Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1990, các nhà nghiên cứu bắt đầu hiểu trầm cảm phức tạp hơn nhiều và serotonin chỉ đóng một vai trò danh nghĩa. Ngoài ra, SSRI làm tăng mức serotonin ngay lập tức, nhưng phải mất vài tuần trước khi mọi người bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

Tiến sĩ Hellerstein cho biết lý thuyết phổ biến hiện nay là căng thẳng mạn tính có thể gây ra mất kết nối - được gọi là khớp thần kinh giữa các tế bào trong vùng hải mã và các bộ phận khác của não, có khả năng dẫn đến trầm cảm.

Thuốc chống trầm cảm hiện nay cho là có tác dụng ít nhất một phần bằng cách giúp não hình thành các kết nối mới giữa các tế bào. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn chính xác cách tăng serotonin với SSRI khiến các khớp thần kinh này mọc lại như thế nào. Một khả năng khác là thuốc cũng làm tăng mức độ của các chất hóa học khác trong não, được gọi là các yếu tố tăng trưởng, giúp các kết nối đó hình thành và lan rộng.

Một bài báo được xuất bản vào đầu năm nay đã gây chú ý khi đưa ra bằng chứng có giá trị hàng thập kỷ cho thấy những người bị trầm cảm không có ít serotonin hơn những người không bị trầm cảm.

Bài báo không tiết lộ điều gì mới, và điều đó không có nghĩa thuốc chống trầm cảm không hiệu quả (một cách hiểu sai về bài báo được phổ biến rộng rãi). Thay vào đó, nó tiết lộ một sự khác biệt cơ bản giữa cách công chúng nhìn nhận bệnh trầm cảm và cách các chuyên gia nghĩ về nó.

Phương pháp điều trị thay thế cho bệnh trầm cảm

Các phương pháp điều trị thay thế cho bệnh trầm cảm đã xuất hiện với nỗ lực giúp não tạo ra các kết nối mới hiệu quả hơn - đáng chú ý nhất là liệu pháp ketamine và ảo giác (không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt).

Theo tiến sĩ Sanacora, những biện pháp can thiệp này dường như có hiệu quả tương đương với thuốc chống trầm cảm, cải thiện điểm số trầm cảm ở khoảng 60% những người thử chúng. Quan trọng hơn, họ có thể điều trị một số người không đáp ứng với các loại thuốc truyền thống. Tuy nhiên, các loại thuốc này được coi có nguy cơ và xâm lấn nhiều hơn so với thuốc chống trầm cảm. Vì vậy, nó được sử dụng như một biện pháp cuối cùng, không phải là phương pháp điều trị đầu tiên.

Một số bác sĩ chuyên khoa về tâm thần học cũng đã bắt đầu khuyến nghị các phương pháp điều trị không dùng thuốc để giúp những người bị trầm cảm.Tiến sĩ Hellerstein cho biết khi đánh giá một bệnh nhân mới, giờ đây ông quan tâm nhiều hơn đến các thói quen, chẳng hạn giấc ngủ, chế độ ăn uống và tập thể dục, và thường đề nghị thay đổi hành vi, liệu pháp hoặc thiền trước khi dùng thuốc.

Có nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể giúp các kết nối mới phát triển trong não và trong một số nghiên cứu, tập thể dục được chứng minh có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm trong việc điều trị trầm cảm. Thiền đã được chứng minh là giúp giảm bớt cảm giác căng thẳng và lo lắng, và có mối liên hệ rõ ràng giữa thiếu ngủ và lo lắng trong não.

Trong khi các bác sĩ tâm thần thừa nhận SSRI và các thuốc chống trầm cảm khác là không hoàn hảo, và họ cũng hy vọng sẽ có một loại thuốc tốt hơn hiện tại.

“Tôi sẽ không loại bỏ hoàn toàn những loại thuốc chống trầm cảm cũ này và nói rằng chúng ta nên loại bỏ chúng. Chúng dường như có hiệu quả cho một số lượng lớn bệnh nhân", tiến sĩ Iosifescu nói.

Theo Zingnews

https://zingnews.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-that-su-hieu-qua-khong-post1374705.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke