Thursday, 21/11/2024

Các loại thuốc có thể gây điếc

15:08 18/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Thành phần trong một số thuốc có thể tác động lên bộ phận tai trong như mê nhĩ, dây thần kinh nghe gây tổn thương không hồi phục.

Một số loại thuốc đặc thù có thể làm giảm thích lực của người sử dụng. Ảnh: christine_sandu.

Trên thực tế, tình trạng điếc có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số đó, việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị một số bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng này. Tuy vậy, chúng ta vẫn có cách để hạn chế nguy cơ giảm thính lực do sử dụng thuốc.

Những loại thuốc mang đến nguy cơ điếc

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, bộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 2 loại thuốc chính có thể gây điếc bao gồm:

Điếc do các thuốc nhỏ tai tại chỗ

“Về mặt lý thuyết, một số thuốc nhỏ tai không được dùng cho những trường hợp tai thủng. Tuy nhiên, thói quen tự ý dùng thuốc của người bệnh làm cho tỷ lệ điếc do thuốc nhỏ không hề thấp, chiếm tới 3,1%”, vị chuyên gia thông tin.

Theo đó, những thuốc loại này thường được ghi trong hướng dẫn sử dụng là không được dùng khi màng nhĩ tai bị thủng. Thành phần của thuốc thường chứa nhóm aminoglycosid, phổ biến là neomycine.

Điếc do các thuốc dùng toàn thân

Theo PGS Đào, trong quá trình điều trị bệnh, rất nhiều người không biết về việc có một số loại thuốc có thể gây tổn hại tới thính lực hoặc làm tăng nguy cơ giảm thính lực trên những trường hợp có sẵn bệnh về tai.

Tác động âm thầm này khiến cho nhiều người không biết nguyên nhân bản thân bỗng nhiên bị giảm hoặc mất thính lực.

Tình trạng giảm thính lực có thể xảy ra sau khi sử dụng một số loại thuốc nhưng người dùng không phát hiện ra. Ảnh minh họa: mark_paton.

Vị chuyên gia cho biết: “Một số thuốc rất nhạy cảm với hệ thần kinh thính giác của trẻ khi uống. Trong khi đó, một số thuốc có thể làm mất sức nghe ở trẻ chưa sinh khi người mẹ mang thai uống thuốc đó. Rủi ro của các loại thuốc này tăng lên nếu trẻ hoặc người mẹ còn bị bệnh thận”.

Một số thuốc phổ biến gây tổn thương sức nghe là:

Kháng sinh nhóm aminoglycosides: Các kháng sinh này dùng để trị nhiễm vi khuẩn, bao gồm streptomycin, kanamycin và những kháng sinh thuộc nhóm mycin.

PGS Đào cho hay kháng sinh nhóm aminoglycosides thường được sử dụng ở vùng hẻo lánh hoặc những nước chậm phát triển do giá thành thấp. Tại Trung Quốc, hơn một nửa những trường hợp mất thính lực nặng được xác định là do sử dụng aminoglycosides.

“Điều này dễ dàng xảy ra ở trẻ nhỏ nếu trẻ uống các loại thuốc kháng sinh này hoặc người mẹ sử dụng trong thời gian mang thai. Các loại thuốc kháng sinh này thường được tiêm và chỉ nên được sử dụng đối với các bệnh nhiễm trùng nặng như viêm phổi (trong phác đồ điều trị viêm phổi có nhắc đến gentamycin)”, vị chuyên gia nói.

Các thuốc salicylates: Cụ thể là aspirin. Khi sử dụng aspirin liều cao trong những trường hợp đau khớp, nhóm thuốc này sẽ gây giảm thính lực với triệu chứng ù tai.

Không như những trường hợp mất thính lực do các loại dược phẩm khác, sự mất thính lực gây ra bởi thuốc salicylates sẽ được cải thiện trong vòng 48-72 giờ sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Các tác nhân khác: PGS Đào nêu một số ví dụ gồm thuốc lợi tiểu, thuốc trị sốt rét như quinine... hay các thuốc kháng viêm không steroid (NAIDs) như ibuprofen, aspirin đều có thể làm mất thính lực nếu sử dụng quá liều bình thường.

Những tác nhân này cũng có thể gây nên điếc tạm thời và xuất hiện tiếng vo vo trong tai (ù tai). Tuy nhiên, những vấn đề này thường mất đi sau khi ngừng uống aspirin.

Vị chuyên gia cho hay cách phát hiện triệu chứng dễ thấy nhất là ù tai (ở người lớn) hoặc không tập trung (ở trẻ).

“Mức độ của tình trạng mất sức nghe được xác định dựa vào lượng thời gian bệnh nhân sử dụng những dược phẩm gây mất sức nghe”, PGS Đào nói.

Trong khi đó, triệu chứng dễ thấy khi một dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực bao gồm tình trạng ù tai ở một hoặc cả 2 tai, có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng khi đi hoặc đứng...

Nếu tiếp tục âm thầm chịu đựng, tình trạng mất thính lực có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Người sử dụng chỉ có thể nhận biết khi không còn nghe rõ được xung quanh.

Theo PGS Đào, thông thường, người sử dụng dược phẩm có khả năng gây mất sức nghe sẽ không phát hiện những thay đổi của khả năng nghe ở giai đoạn sớm.

“Ù tai là triệu chứng dễ thấy nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều thuốc gây mất sức nghe nhưng không gây ra ù tai. Tình trạng mất sức nghe có thể xảy ra vài tuần, thậm chí vài tháng sau khi ngưng sử dụng thuốc”, vị chuyên gia lưu ý.

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tác động của những loại thuốc gây mất sức nghe trong hệ thống thính giác như sự mất sức nghe sẵn có, tác động của tiếng ồn trong và sau khi sử dụng những thuốc gây giảm thính lực, khoảng thời gian dùng thuốc, chức năng thận, phóng xạ và sự tương tác với các loại thuốc khác.

Biện pháp

PGS Phạm Thị Bích Đào khuyến cáo một số biện pháp phòng suy giảm sức nghe gồm:

Người dân cần nắm vững những tác dụng phụ và tác động của thuốc trước khi sử dụng. Ảnh minh họa: towfiqu_barbhuiya.
  • Trẻ dưới 12 tuổi không nên sử dụng aspirin. Nếu đau và sốt, trẻ có thể uống paracetamol (acetominophen).
  • Quinine và chloroquine (được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét) đôi khi có thể làm mất khả năng nghe ở người dùng.
  • Một người mẹ sử dụng thalidomide trong thời gian mang thai (để điều trị bệnh ung thư, bệnh phong hoặc các tình trạng liên quan tới HIV/AIDS) có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho con, trong đó có sức nghe.

Ngoài ra, PGS Đào cũng lưu ý người dân khi sử dụng thuốc:

  • Chỉ sử dụng thuốc nhỏ tai khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
  • Người mẹ cần tránh sử dụng một số thuốc có thể gây tật điếc trong thời gian mang thai và luôn tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi uống thuốc.
  • Thông báo với bác sĩ ngay khi cho rằng một loại thuốc bất kỳ đang ảnh hưởng đến sức nghe.
  • Không tiêm thuốc kháng sinh trong nhóm có nguy cơ gây điếc khi không được bác sĩ chỉ định.

Theo Zingnews

https://zingnews.vn/cac-loai-thuoc-co-the-gay-diec-post1376210.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke