Friday, 22/11/2024

Tập thể dục buổi chiều hay buổi sáng tốt hơn?

17:02 08/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Theo các bác sĩ, luyện tập thể dục thể thao tốt cho sức khỏe nhưng phải đúng thời điểm và phù hợp với thể trạng của bản thân mình.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt là các bài tập rèn sức bền như đi bộ, chạy việt dã, bơi, đạp xe đạp có thể giúp chúng ta nâng cao sức khỏe, tăng khả năng phòng chống bệnh tật.

Thể dục thể thao giảm nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp II ở người trưởng thành do lượng đường trong máu luôn được điều hòa. Ngoài ra, các bài tập rèn sức bền như đi bộ, chạy việt dã, bơi hay đạp xe đạp có tác dụng giảm cân rất tốt (khi kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý) ở những người bị thừa cân, béo phì - yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.

Luyện tập giúp tăng khối lượng xương và độ rắn chắc của xương ở những người trẻ tuổi, và có thể phòng ngừa hiện tượng mất xương (loãng xương) ở tuổi trung niên và tuổi già, góp phần chữa trị căn bệnh này. 

Lợi ích quan trọng nhất của tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là nâng cao chất lượng cuộc sống kết hợp với trạng thái thể lực được nâng cao, tăng tuổi thọ, nâng cao sức chịu đựng với các yếu tố stress của cơ thể.

Tập thể dục thời điểm nào tốt? 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc luyện tập cũng cần có kế hoạch, thời điểm thích hợp.


Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Huy Cường – chuyên gia về nội tiết chuyển hóa, cho biết người xưa đã nói 'chết bất thình lình thể dục buổi sáng'. Theo BS Cường sở dĩ người ta hay nói vậy bởi vì không khí buổi sáng cực kỳ không trong lành như người ta nghĩ nhất là về mùa Đông khi nhiệt đột xuống thấp, các chất độc hại tích tụ ở tầng thấp nếu bạn chạy thể dục buổi sáng, đi bộ buổi sáng ảnh hưởng tới sức khỏe. Mùa Hè, khả năng này giảm hơn nhưng cũng không tốt.

BS Cường cho biết tốt nhất là chọn thể dục buổi chiều. Với bệnh nhân bị đái tháo đường, tim mạch buổi chiều lý tưởng giúp điều hòa đường huyết hơn là buổi sáng.

Còn TS BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện dinh dưỡng Quốc gia, cho biết lối sống công nghiệp khiến nhiều người hay lựa chọn thời gian tập thể thao lúc sáng sớm, tối muộn. Về mặt khoa học khi tập luyện cần rất nhiều oxy nhưng buổi tối không có mặt trời thì cây không quang hợp, thiếu oxy nhiều hơn. Người tập luyện không đủ oxy. Buổi sáng tập luyện cũng không nên tập quá sớm.

BS Hưng cho biết nếu dậy từ sớm chưa có ánh mặt trời tập thể dục thì chỉ hít khí CO2 nhiều hơn oxy. Điều này không tốt bằng tập thể dục thể thao lúc có ánh mặt trời.

Tuy nhiên, BS Hưng cũng cho biết nếu quá bận rộn có thể tranh thủ tập lúc nào cũng được nhưng nên chú ý không tập quá sớm, quá khuya. Khi tập luyện lâu dài nên ăn nhẹ trước khi tập 30 phút. Còn nếu bạn chỉ tập dưới 20 phút thì không cần ăn.

Khi tập luyện cần giữ thói quen bổ sung nước thường xuyên để tránh mất nước, bù điện giải cho cơ thể.

GS Phạm Gia Khải – Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Quốc gia, cho biết thời gian tập thể dục thể thao lý tưởng nhất vẫn là buổi chiều. Tuy nhiên, buổi sáng có thể tập nhẹ nhàng trong nhà. Ví dụ như chạy bộ tại chỗ, đạp xe đạp tĩnh để tăng cường vận động. Nhưng với những người bị đái tháo đường, tăng huyết áp cần kiểm tra đường huyết, huyết áp trước khi tập luyện để đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất. Khi tập luyện nếu thấy mệt, chân tay bủn rủn nên dừng lại bổ sung điện giải nước orezol hoặc nước lọc.

Những người già, có bệnh lý chỉ nên tham gia luyện tập các bài tập như đi bộ, đạp xe tĩnh, nhảy dây... cơ thể sử dụng oxy để đốt mỡ (chất béo) và chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ bắp chuyển động, tiêu hao mỡ. Không nên sử dụng các bài tập như hít, chống đẩy, blank…

Khi luyện tập các bài tập phải gắng sức nhiều, người tập nên kiểm tra sức khỏe tim mạch để sàng lọc bệnh lý thật tốt, có thể chụp mạch, làm điện tâm đồ để tránh các nguy cơ đột tử trong lúc tập luyện.

Việc luyện tập an toàn đó là đi bộ 30 phút, 5 lần/tuần, chạy bộ 20-30 phút, 2-3 lần/tuần, bơi lội 10-30 phút, 2-5 lần/tuần, đạp xe 35-45 phút, 3 lần/tuần, nhảy dây 15-25 phút, 2-5 lần/tuần.

Theo Infonet

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke