Sunday, 05/05/2024

Súc miệng nước muối sinh lý như thế nào cho hiệu quả?

10:38 08/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Súc miệng bằng nước muối sinh lý đúng cách sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch.

Bác sĩ khuyến cáo nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng 4 - 5 lần mỗi tuần (Ảnh minh họa)

Nước muối sinh lý được sản xuất theo quy định của Bộ Y tế là dung dịch nước muối Nacl với tỷ lệ 0,9 % - tức trong 1 lít nước sẽ chứa 9 gram muối, bởi vì tỷ lệ này trùng với độ mặn của nước mắt và lượng muối phù hợp trong cơ thể.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 cho thấy, súc miệng bằng nước muối là một cách hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn trong miệng vì dung dịch muối thay đổi điều kiện môi trường làm cho miệng trở nên không có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và khiến chúng bị tiêu diệt.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Đình Trường  - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện 19-8, Bộ Công an, để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp nên súc miệng bằng nước muối sinh lý 3 - 4 lần/tuần. Đồng thời, dùng nước muối sinh lý cũng có rất nhiều tác dụng hữu ích khác.

Đặc biệt, nên sử dụng nước muối sinh lý súc họng, miệng hàng ngày khi có các vấn đề về họng miệng như viêm họng, viêm loét niêm mạc miệng hay viêm lợi,…

Thạc sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Đình Trường

Tuy nhiên, Bác sĩ Nguyễn Đình Trường cũng chia sẻ thêm, không nên súc quá nhiều nước muối trong một ngày vì lượng muối đi vào họng miệng nhiều sẽ ảnh hưởng đến men răng và gây mất nước tại chỗ.

Bên cạnh đó, nhiều người hay mắc phải sai lầm khi cho rằng sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc thì mới có hiệu quả. Nhưng Bác sĩ Bệnh viện 19 – 8 cho rằng, nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi súc họng miệng bằng nước muối nhằm loại bỏ lượng muối thừa, mảng bám bong ra khi súc bằng nước muối sinh lý.

Ngoài ra, không ít người thường có thói quen súc họng trước rồi mới súc miệng sau. Về điều này Bác sĩ Trường cho rằng, không nên thực hiện theo thói quen đó vì những vi khuẩn ở trên răng chưa được làm sạch sẽ dễ dàng lây lan xuống họng. Để làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Không nên súc họng trước khi súc miệng.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày sẽ giúp phòng các bệnh về họng, miệng (Ảnh minh họa)

Súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý cũng là một trong các biện pháp quan trọng hỗ trợ bảo vệ đường hô hấp và đảm bảo vệ sinh khoang miệng. Vì vậy cần thực hiện thường xuyên và đúng cách, bên cạnh đó kết hợp đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay... để bảo đảm sức khỏe.

Theo Gia đình Việt Nam

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke