Friday, 29/03/2024

Đông trùng hạ thảo- món quà quý giá cho sức khỏe

15:12 28/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Từ lâu, nhắc đến đông trùng hạ thảo chúng ta nghĩ ngay đến đây là loại thảo dược quý giá. Tuy nhiên, nói về lợi ích mà đông trùng hạ thảo đem lại thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Bạn biết gì về đông trùng hạ thảo?

Khi nói về đông trùng hạ thảo nhiều người thường gọi vui “mùa đông là động vật, mùa hè là thực vật”. Trên thực tế, đông trùng hạ thảo là sự kết hợp đặc biệt giữa sâu non hay còn gọi là ấu trùng bướm thuộc chi Thitarodes và nấm ký sinh thuộc chi Ophiocordyceps và/hoặc Cordyceps.

Vào mùa đông, nấm sẽ bắt đầu ký sinh vào sâu non và hút chất dinh dưỡng khiến sâu non chết dần dần. Điều này xảy ra có thể do sâu bị bệnh nấm ký sinh hoặc ăn phải bào tử nấm. Cho đến khi nấm phát triển mạnh, hút hết chất dinh dưỡng của sâu thường là vào mùa hè. Chúng sẽ mọc ra khỏi sâu tạo thành hình dạng cây và phát tán ra những bào tử.

Đông trùng hạ thảo (ảnh minh họa)

Đặc điểm hình thái và phân bố

Khi còn sống, đông trùng hạ thảo có hình dạng trông giống như con sâu. Chúng có phần đuôi sâu là cành nhỏ và mọc lá. Phần lá này là do các sợi nấm mọc liền vào phần đầu của sâu non tạo thành. Có chiều dài từ 4 – 11cm. Phần đầu sâu non trông giống như con tằm có đường kính khoảng 0,3 – 0,8 cm, chiều dài từ 3 – 5cm. Nhưng khi thu hái và sấy khô, nó lại có mùi tanh, vị hơi đắng. Khi đốt tỏa ra mùi thơm.

Đông trùng hạ thảo được tìm thấy nhiều ở vùng cao nguyên cách mặt nước biển từ 4.000 – 5.000m. Theo đó chúng phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Tây Tạng và Bhutan.

Đông trùng hạ thảo là dược liệu tự nhiên đem lại giá trị kinh tế cao, có nguồn gốc chủ yếu ở Tây Tạng và tương đối quý hiếm. Đối với đông trùng hạ thảo nhân tạo thường có nguồn gốc từ Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản do quá trình nuôi cấy tạo thành. Phụ thuộc vào nguồn gốc mà giá trị kinh tế và dinh dưỡng sẽ có sự khác biệt.

Đông trùng hạ thảo có lợi ích gì?

Tốt cho tim mạch

Đầu tiên phải kể đến tác dụng tốt trên hệ tim mạch. Điều này là do trong đông trùng hạ thảo chứa nhiều thành phần có lợi. Đặc biệt nhờ vào hàm lượng adenosine dồi dào, có khả năng bảo vệ tim mạch trước những tổn thương.

Người có thói quen dùng đông trùng hạ thảo trong thời gian dài còn hỗ trợ cải thiện được chứng loạn nhịp tim, làm giảm lượng cholesterol xấu. Nhờ đó, làm giảm nguy cơ suy tim và duy trì hoạt động ổn định của hệ tim mạch.

Chống oxy hoá

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dùng đông trùng hạ thảo giúp tăng cường lượng chất chống oxy hoá trong cơ thể, trung hòa các gốc tự do. Nhờ đó chức năng tình dục và trí nhớ có chuyển biến tích cực. Đồng thời còn hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý. Vì thế đây đông trùng hạ thảo rất tốt cho người cao tuổi.

Góp phần kiểm soát đái tháo đường type 2

Dùng đông trùng hạ thảo lại có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định. Nhờ vào khả năng hoạt động tương tự như insulin. Theo các nhà khoa học, trong một số thí nghiệm trên chuột bạch bị bệnh tiểu đường cho thấy, việc dùng đông trùng hạ thảo hỗ trợ làm giảm đáng kể lượng đường máu.

Một số nghiên cứu khác cho thấy chức năng thận cũng được cải thiện tốt khi dùng đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, cần nhiều thời gian hơn để khẳng định chắc chắn khi nghiên cứu trên cơ thể người trước công bố rộng rãi.

Tăng hiệu suất tập thể dục

Đông trùng hạ thảo có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất phân tử tử adenosine triphosphate (ATP). Đây là chất rất cần thiết giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động ổn định.

Theo một số nghiên cứu ở người khoẻ mạnh trẻ tuổi và người từ 30 tuổi trở lên dùng đông trùng hạ thảo tổng hợp CS-4 trong 60 ngày có hiệu suất tập thể dục tăng đáng kể so với nhóm dùng giả dược.

Hỗ trợ ức chế sự phát triển của một số tế bào lạ

Theo các nghiên cứu trên ống nghiệm và thực hiện trên động vật cho thấy đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế sự phát triển của một số tế bào lạ ở người. Đồng thời hạn chế tác dụng phụ của phương pháp hóa, xạ trị. Tuy nhiên, những tác dụng này cần thời gian để chứng minh và nghiên cứu thêm trên người.

Theo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke