Friday, 22/11/2024

Tại sao ngủ trưa lại khiến bạn buồn ngủ hơn?

17:55 22/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa giúp bạn 'sạc lại pin' cho cả ngày dài. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý liệu thói quen ngủ trưa có khiến bạn buồn ngủ hơn hay không?

Để giấc ngủ trưa hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu những ảnh hưởng của giấc ngủ trưa có thể có đối với giấc ngủ và sức khỏe tinh thần của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể chắc chắn rằng mình đang được hưởng lợi từ giấc ngủ, chứ không phải khiến bản thân thêm mệt mỏi.

Lợi ích của việc ngủ trưa

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, khoảng 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ thường xuyên ngủ trưa. Động lực chính khiến nhiều người ngủ trưa là để cảm thấy bớt mệt mỏi hoặc lấy lại năng lượng và phục hồi sức khỏe cho một ngày làm việc.

Ngoài việc giúp bạn cảm thấy sảng khoái và phục hồi sức khỏe, ngủ trưa còn có nhiều lợi ích, bao gồm: hạ huyết áp, tăng tính tích cực và khả năng chịu đựng thất vọng, cải thiện trí nhớ và khả năng học tập.

Ngủ trưa và chu kỳ ngủ

Mặc dù giấc ngủ ngắn có nhiều lợi ích, nhưng đôi khi bạn lại để cho chúng kéo dài quá lâu. Điều này có thể góp phần gây ra những vấn đề về giấc ngủ và gián đoạn giấc ngủ.

Chuyên gia Abhinav Singh, Giám đốc y tế của Trung tâm Giấc ngủ Indiana cho biết, một giấc ngủ ngắn kéo dài hơn 45 phút, có thể phá vỡ chu kỳ ngủ tự nhiên và khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Vì thế, để giấc ngủ ngắn mang lại tác động tích cực, bạn chỉ nên ngủ trưa khoảng 20-25 phút trong hầu hết các trường hợp.

Phân loại giấc ngủ trưa

Thời gian ngủ trưa đóng một vai trò quan trọng trong việc bạn cảm thấy thế nào khi thức dậy. Có những giấc ngủ ngắn mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái, nhưng cũng có những giấc ngủ ngắn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn hoặc khó chịu hơn.

Giấc ngủ ngắn, hay còn được gọi là “giấc ngủ ngắn năng lượng”, khoảng 20- 25 phút, là lý tưởng để cơ thể cảm thấy được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Một giấc ngủ như thế sẽ giúp cải thiện khả năng nhận thức, học tập qua tri giác, khả năng ghi nhớ, lưu trữ thông tin hay nâng cao thành tích thể thao.

Trong khi đó, cảm giác nặng nề, chệnh choạng có thể là do bạn đã “nuông chiều” bản thân khi để giấc ngủ trưa kéo dài quá lâu. Tình trạng này xảy ra do quán tính của giấc ngủ, một trạng thái chuyển tiếp giữa ngủ và thức. Quán tính của giấc ngủ có thể kéo dài hàng giờ sau giấc ngủ trưa quá dài của bạn. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải duy trì giấc ngủ nhẹ và đặt báo thức.

Hơn nữa, một nghiên cứu năm 2014 về mối quan hệ giữa giấc ngủ vào ban đêm và giấc ngủ ngắn ở sinh viên đại học cho thấy những người có thói quen ngủ trưa thường xuyên, lâu và muộn có nguy cơ cao giấc ngủ bị kém chất lượng vào ban đêm và thiếu ngủ trầm trọng hơn. Vì thế, nếu cảm thấy buồn ngủ hơn sau một giấc ngủ ngắn, rất có thể bạn đã ngủ quá lâu.

Ngủ trưa và trầm cảm

Trầm cảm có mối liên hệ với giấc ngủ. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, thì bạn có nhiều khả năng bị trầm cảm và nếu bạn bị trầm cảm, bạn có nhiều khả năng mắc các vấn đề về giấc ngủ hơn.

Vì thế, những người bị trầm cảm và các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác nên tuân thủ một thói quen ngủ nghiêm ngặt. Những người bị trầm cảm bắt buộc phải có được giấc ngủ ngon và hợp lý. Cố gắng ngủ trong ngày có thể “lợi bất cập hại”. Còn nếu bạn lo lắng về việc ngủ trưa có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mình hay không, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ./.

Theo VOV

https://vov.vn/suc-khoe/tai-sao-ngu-trua-lai-khien-ban-buon-ngu-hon-875709.vov

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke