Thursday, 02/05/2024

Tác hại khi sơn móng tay thường xuyên

00:56 19/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Việc làm đẹp cho móng tay được rất nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên nếu thực hiện thường xuyên, sở thích này có thể làm hại móng tay và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trong tương lai.

1. Sơn móng tay có ảnh hưởng gì đến móng tay và sức khỏe không?

‏Sơn móng tay thông thường được cấu thành bởi yếu tố tạo màu và dung dịch lỏng, chủ yếu bao gồm acetone, ethyl acetate, dibutyl phthalate, formaldehyde... Trong các chất gây hại có trong sơn móng tay, nguy hiểm nhất là 3 chất dibutyl phthalate, formaldehyde và toluen có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của cả người sử dụng trực tiếp và gián tiếp.‏

1.1 Gây vàng móng

‏Để có được màu sơn móng tay đẹp, các loại sơn móng thường được thêm rất nhiều thành phần sắc tố, bao gồm một loạt các sắc tố khoáng sản và bột màu tổng hợp. Các nhà khoa học cho rằng khi tiếp xúc với những sắc tố này trong thời gian dài sẽ khiến móng tay bị ngả vàng hoặc thâm màu móng.

‏Sơn móng tay thường xuyên có thể gây hại móng.

1.2 Nấm móng

‏Tình trạng nấm móng do vi nấm candida hoặc trichophyton gây ra là một trong những tình trạng rất phổ biến đối với người thường xuyên sơn móng tay. Các biểu hiện đặc trưng của nấm móng có thể bao gồm những chấm trắng đục gần gốc móng, để lâu dần sẽ viêm sưng.‏

‏Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm sẽ có khả năng lây sang những người khác khi sử dụng chung dụng cụ làm móng.‏

1.3 Móng yếu và dễ gãy

‏Trong sơn móng tay có chứa chất formaldehyde. Thành phần này chính là thủ phạm khiến móng tay mỏng dần, bị giòn, yếu và dễ gãy. 

1.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe

Các chất hóa học như toluen, formaldehyde và dibutyl phthalate có trong sơn móng tay gây ra các nguy cơ sức khỏe khác nhau, từ các vấn đề sinh sản đến ung thư.

Ngửi hoặc tiếp xúc với sơn móng tay một cách thường xuyên có thể gây hại thần kinh.

‏Những người thợ làm móng thường xuyên ngửi hoặc tiếp xúc với sơn móng tay có khả năng cao gặp các vấn đề về thần kinh trong tương lai. Nguyên nhân là do thành phần triphenlyphosphate có trong sơn móng tay có thể gây hại cho thần kinh.‏

‏‏Ngoài ra, thành phần toluen có trong sơn móng tay khi bốc hơi trong không khí gây kích thích thần kinh, mắt, cổ họng và phổi.‏

‏Không những thế, theo nghiên cứu, chất formaldehyde có trong sơn móng tay là một chất gây ung thư, nếu thường xuyên hít phải có thể bị suy hô hấp, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư họng...‏

‏Các loại sơn móng tay không đảm bảo còn có thể chứa một số thành độc hại khác như sudan. Đây là 1 chất hóa học có độc tố cao. Nếu thường xuyên sử dụng, chất độc này sẽ tích tụ vào cơ thể dần dần có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư.

2. Lưu ý để sơn móng tay an toàn

‏Để làm đẹp móng an toàn, bạn cần lưu ý một số điều sau trước khi sơn móng tay:‏

  • ‏Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai được khuyến cáo không nên sơn móng tay vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé.‏
  • ‏Nên lựa chọn các loại sơn móng tay có thành phần tự nhiên, an toàn, nguồn gốc xuất xứ uy tín.‏
  • ‏Kiểm tra nhãn sản phẩm để đảm bảo sơn móng tay không chứa các hóa chất như toluen, formaldehyde, dibutyl phthalate.‏
  • ‏Không nên sơn móng tay thường xuyên, ít nhất cần để móng tay mộc trong vài ngày mỗi tháng. Theo khuyến cáo, chỉ nên sơn móng tay từ 5-6 lần/năm để giữ móng khỏe hơn.‏
  • ‏Thợ làm móng cần đeo găng tay và khẩu trang khi phải tiếp xúc thường xuyên với sơn móng tay.‏
  • ‏Để bảo vệ móng tay khỏe đẹp, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi tẩy móng.‏
  • ‏Sử dụng dầu dừa mỗi ngày để giúp dưỡng ẩm, nuôi dưỡng móng khỏe mạnh.

Theo Sức khỏe đời sống

https://suckhoedoisong.vn/tac-hai-khi-son-mong-tay-thuong-xuyen-16922101715510198.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke