Friday, 10/05/2024

Sử dụng kem đánh răng than hoạt tính có an toàn không?

17:00 22/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Kem đánh răng hoạt tính hiện nay đang khá được ưa chuộng. Những người hâm mộ kem đánh răng than hoạt tính cho rằng nó làm trắng răng và hơi thở thơm tho hơn bất kỳ loại kem đánh răng nào khác ở hiệu thuốc. Nhưng than hoạt tính có an toàn không?

Ảnh: Thegirlfromvegas

Kem đánh răng than hoạt tính là gì?

Thường được tìm thấy trong các bộ lọc nước, than hoạt tính là một dạng cacbon đã được xử lý để có diện tích bề mặt cực lớn do kết cấu các lỗ xốp bên trong. Tất cả những ngóc ngách nhỏ đó hoạt động giống như nam châm đối với các hạt khác mà nó hút vào, cho phép tất cả những chất không mong muốn đó bị cuốn đi khi than được rửa sạch.

Nha sĩ thẩm mỹ Peter Auster giải thích "Kem đánh răng bằng than hoạt tính là sự tái sinh của các kỹ thuật y học cổ đại. Về lý thuyết, nó liên kết với mọi thứ trên đường đi của nó, như vết ố, cao răng, vi khuẩn, virus… Than hoạt tính mạnh đến mức thường được sử dụng trong bệnh viện và phòng cấp cứu để điều trị bệnh nhân bị ngộ độc hoặc quá liều thuốc.”

Than hoạt tính

Kem đánh răng than hoạt tính có an toàn không?

Một đánh giá trên Tạp chí Nha khoa Anh từ đầu năm 2019 cho thấy rằng than hoạt tính có ít tác dụng bảo vệ chống sâu răng và có rất ít bằng chứng khoa học để hỗ trợ cho các tuyên bố về sức khỏe khác. Trên thực tế, thêm bột than hoạt tính vào kem đánh răng có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Tiến sĩ Joseph Greenwall-Cohen, đồng tác giả của nghiên cứu từ Đại học Manchester cho biết “Khi được sử dụng quá thường xuyên ở những người có chất trám răng, than hoạt tính có thể xâm nhập vào chất trám răng và trở nên khó lấy ra. Các hạt than cũng có thể mắc vào nướu và gây kích ứng".

Ngoài ra còn có những lo ngại về độ mài mòn của than hoạt tính, việc sử dụng chất mài mòn trên men răng thường xuyên sẽ dẫn đến hư men răng, vàng và làm răng tối màu. Những người khác cho rằng than hoạt tính không đặc biệt có hại cho răng, nó chỉ đơn giản là sẽ không có tác dụng gì nhiều cho nụ cười của bạn về lâu dài vì thành phần hoạt tính không tiếp xúc với bề mặt răng đủ thời gian để có tác dụng làm trắng có ý nghĩa. 

Đánh giá nói trên cũng chỉ ra rằng nhiều loại kem đánh răng tự nhiên và kem đánh răng bằng than hoạt tính được bào chế không có florua, chất được các nha sĩ đặc biệt khuyên dùng để ngăn ngừa sâu răng. Nha sĩ thẩm mỹ Gregg Lituchy cho biết “Than hoạt tính có thể được sử dụng như một chất bổ sung để đánh răng bằng kem đánh răng thông thường cho những người đang tìm kiếm một nụ cười trắng sáng hơn, nhưng không thể sử dụng than hoạt tính để thay thế cho kem đánh răng thông thường. Kem đánh răng thông thường cung cấp cho chúng ta lượng florua cần thiết để chống sâu răng, vì vậy cần phải giữ nó như một phần của chế độ ăn hàng ngày”.

Ảnh: Getty Images

Than hoạt tính có làm trắng răng như lời đồn?

Có sự khác biệt giữa loại bỏ vết bẩn trên bề mặt và làm trắng. Các vết bẩn trên bề mặt, còn được gọi là vết bẩn bên ngoài, xuất phát từ các nghi phạm thông thường: cà phê, rượu vang đỏ, thuốc lá và thực phẩm và đồ uống có màu sẫm. Chúng sống trên lớp men răng và thường có thể được loại bỏ bằng kem đánh răng hoặc phương pháp điều trị làm trắng bề mặt. Vết bẩn sâu hơn gây sậm màu răng xuất phát từ bên trong răng, đôi khi do chấn thương, men răng yếu, một số loại thuốc và thậm chí là lạm dụng florua. Hãy coi đây là màu cơ bản của răng bạn; Cho dù bạn có chuyên tâm làm trắng bề mặt như thế nào đi chăng nữa, thì việc làm sáng màu răng chủ yếu chỉ có thể đến từ các liệu pháp tẩy trắng thâm nhập vào bên dưới bề mặt bên ngoài của răng.

Nha sĩ thẩm mỹ Gregg Lituchy cho biết: “Tôi khuyên bạn nên dùng kem đánh răng than hoạt tính để loại bỏ vết ố trên bề mặt nhưng không làm trắng răng”.

Kem đánh răng than hoạt tính hay các loại sản phẩm khác đều nhằm mục đích mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, đừng mong đợi nó có thể chữa khỏi các vấn đề răng miệng một cách kỳ diệu nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách.

Theo Pháp luật Việt Nam

 

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke