Thursday, 25/04/2024

Phụ nữ mang thai lưu ý gì trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19

10:28 18/08/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn vắc xin.

Là phụ nữ mang thai trên 13 tuần, tôi được khuyến cáo có thể tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Xin bác sĩ cho biết tôi nên lưu ý gì trước và sau khi tiêm? (Độc giả Lê Hòa, Hà Nội).

Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam và Bộ Y tế, mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn nhưng hiện tại có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin phòng Covid-19 trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn vắc xin.

Infographic do Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam và Bộ Y tế công bố.

Về vấn đề này, ThS. BS. Trần Thị Hoa Vi - Giảng viên Bộ môn Y học gia đình Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ tư vấn Tổng dài 1022, cho biết: Hiện nay, ở Việt Nam phiếu khám sàng lọc tiêm chủng phòng Covid-19 đã mở rộng cho đối tượng là phụ nữ mang thai trên 13 tuần. Việc chuẩn bị trước trong và sau tiêm ở phụ nữ mang thai cũng giống như các trường hợp khác.

Trước tiêm không cần phải uống thuốc gì, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, xem như đi tiêm ngừa uốn ván khi mang thai, không quá lo lắng, căng thẳng. Trong khi tiêm đã có nhân viên y tế theo dõi triệu chứng sau tiêm 30 phút.

Sau khi về nhà, thai phụ cũng theo dõi các triệu chứng sau tiêm: sốt, đau cơ, mệt mỏi, dị ứng... Khi có triệu chứng sốt, đau cơ, bạn uống Panadol 500mg 1 viên mỗi 4 – 6 giờ; uống nhiều nước. Khi có các triệu chứng bất thường khác, người tiêm vắc xin gọi số điện thoại có trên phiếu hướng dẫn sau tiêm hoặc gọi Tổng đài 1022 bấm phím “3”.

Thưa bác sĩ, chỗ vết tiêm vắc xin Covid-19 bị sưng, đau có nên chườm đá hay đắp các loại lá để giảm đau, sưng không và vì sao? (Độc giả Lê Thị Vân, Ninh Bình)

ThS. BS. Trần Thị Hoa Vi - Giảng viên Bộ môn Y học gia đình Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ tư vấn Tổng dài 1022: Người đi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 về tuyệt đối không đắp các loại lá cây vào vùng sưng, đau chỗ tiêm.

Khi có triệu chứng sưng, đau chỗ tiêm, bạn có thể chườm lạnh vùng sưng, đau (không chườm nóng hay thoa dầu, sẽ làm tình trạng nặng hơn). Người tiêm vắc xin cũng có thể uống Panadol 500mg 1 viên x 2-3 lần/ngày để giảm đau cho người lớn, em bé tính liều theo cân nặng.

Sau 2-3 ngày không đỡ, sưng đỏ ngày càng nhiều, bạn gọi số điện thoại có trên phiếu hướng dẫn sau tiêm hoặc gọi Tổng đài 1022 bấm phím “3” để được tư vấn, hỗ trợ.

Theo Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/phu-nu-mang-thai-luu-y-gi-truoc-va-sau-khi-tiem-vac-xin-covid-19-766817.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke