Thursday, 21/11/2024

Phát hiện vũ khí mới tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh lậu

16:44 28/09/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Mỹ - Các chuyên gia tại Viện Khoa học Y sinh, Đại học Georgia đã tạo ra đột biến ức chế vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae - gây ra bệnh lậu.

Ngày 26/9, trong bài báo công bố trên tạp chí mBio, các nhà khoa học trình bày về đột biến trong thành phần quan trọng của chất vận chuyển màng ngoài mà vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae sử dụng để chiếm đoạt các protein miễn dịch của con người. Sau khi điều chỉnh, các đột biến có thể ngăn ngừa bệnh lậu. Các chuyên gia cho rằng đây có thể là phương pháp mới để ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này.

Thông thường, vi khuẩn lậu chứa một chất ở màng ngoài có tên gọi TdT để liên kết với các protein miễn dịch dinh dưỡng của vật chủ và loại bỏ thành phần kim loại. Vì vậy, TdT trở thành mục tiêu vaccine đầy hứa hẹn.

Các nhà khoa học đã xác định được một số đột biến của TdT, làm thay đổi liên kết với protein cơ thể người, ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ kẽm khi lây nhiễm. Như vậy, việc thay đổi cấu trúc gene của TdT sẽ ngăn chặn quá trình lây nhiễm và phát triển của vi khuẩn lậu.

Bệnh lậu ảnh hưởng đến 80 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm, là mối đe dọa toàn cầu đối với sức khỏe cộng đồng do tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng, chi phí điều trị cao và thiếu vaccine bảo vệ. Khoảng 80% trường hợp lậu ở phụ nữ không có triệu chứng.

Bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, gồm viêm vùng chậu, chửa ngoài dạ con, vô sinh, thậm chí là viêm nội tâm mạc, viêm màng não đe dọa tính mạng.

Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu.

Các lựa chọn điều trị bệnh lậu ngày càng hạn chế do tình trạng kháng thuốc. Trước khi có nghiên cứu, rất khó để xác định mục tiêu vaccine phù hợp, vì vi khuẩn lậu làm thay đổi biểu hiện của các phân tử bề mặt quan trọng, làm giảm phản ứng miễn dịch.

Biến chứng hiếm gặp khác của bệnh lậu là làm tăng nguy cơ lan rộng hoặc bị nhiễm HIV. Các vi khuẩn lây lan vào máu và các bộ phận khác của cơ thể như vào các khớp gây sưng đau, vào mắt gây ảnh hưởng thị lực.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm toàn cầu có khoảng 357 triệu ca nhiễm mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó nhiễm khuẩn chlamydia 131 triệu người, bệnh lậu 78 triệu người, 5,6 triệu người bị giang mai và 143 triệu bệnh nhân trichomonas. Hơn 500 triệu người đang sống chung với virus HSV (herpes) ở bộ phận sinh dục.

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/phat-hien-vu-khi-moi-tieu-diet-vi-khuan-gay-benh-lau-4516380.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke