Saturday, 23/11/2024

Phân biệt cúm B với cảm lạnh

09:21 02/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Bệnh cúm B thường bị nhầm với cảm lạnh do cùng có những dấu hiệu điển hình như hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh cúm B thường nghiêm trọng hơn.

Cúm B lây từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ (có chứa virus cúm) trong không khí khi người bị mắc bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc có thể do chạm vào bề mặt bị ô nhiễm bởi các giọt nhiễm bệnh rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.

Thời gian ủ bệnh của cúm B từ một đến 4 ngày kể từ khi bị nhiễm virus. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể có thời gian ủ bệnh lâu hơn.

Bệnh cúm B tiến triển thường lành tính. Tuy nhiên, người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, bị suy giảm miễn dịch, cao tuổi và trẻ em có thể bị biến chứng nặng và nguy hiểm hơn. Trong đó, bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Thời gian ủ bệnh của cúm B từ một đến 4 ngày kể từ khi bị nhiễm virus. Ảnh: Archiv.

Triệu chứng của bệnh cúm B

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết triệu chứng của bệnh cúm B không quá rõ ràng so với cúm thông thường. Tuy nhiên, người mắc cúm B có triệu chứng xuất hiện trên nhiều bộ phận của cơ thể. Trong đó, các biểu hiện toàn thân là viêm long đường hô hấp trên, với triệu chứng ho, sốt cao, đau đầu, đau họng, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi, cảm thấy kiệt sức.

Trẻ em bị cúm cũng có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy). Mặc dù một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh và đa số sẽ bình phục sau 1-2 tuần, ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.

Ở hệ hô hấp, bệnh nhân không có triệu chứng điển hình của nhiễm cúm, mà thường có biểu hiện nhầm lẫn với viêm long đường hô hấp. Chính vì điều này, người bệnh không thể tự nhận biết, phân biệt được, dễ nhầm lẫn nhiễm cúm B và cảm lạnh thông thường.

Tuy nhiên, người dân cần dựa vào các triệu chứng khác để phán đoán bệnh tình và gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị sớm.

Ở hệ tiêu hoá, người mắc cúm B có thể có biểu hiện buồn nôn. Ở trẻ em, bé thường nôn nhiều, kèm theo đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, ăn không ngon… Dù là bệnh lý lành tính nhưng cúm B cũng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp cấp tính, viêm cơ tim, suy thận, nhiễm trùng huyết...

Dấu hiệu cần nhập viện

Cúm chưa có biến chứng, nghĩa là loại nhẹ, có biểu hiện hội chứng cúm đơn thuần. Cúm có biến chứng là ca bệnh nghi ngờ hoặc xác định có tổn thương ở phổi, với biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng, thở nhanh, khó thở, Sp02 giảm… Bệnh nhân có hoặc kèm theo các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.

Người bệnh có các dấu hiệu nặng lên của bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu).

Trường hợp nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ mắc những bệnh mạn tính, chậm phát triển trí tuệ hoặc vận động, hen phế quản, tim bẩm sinh, suy thận mạn, xơ gan; Ttrẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì; suy giảm miễn dịch bẩm sinh...
  • Người cao tuổi trên 65 tuổi.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người lớn mắc các bệnh mạn tính và suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS.

Cần làm gì khi nghi ngờ mắc cúm B?

Với các triệu chứng dễ nhầm lẫn nên nhiều người bệnh thường chủ quan, dẫn đến các biến chứng khi nhiễm cúm B. Vì vậy, nếu có các biểu hiện nghi ngờ, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài và nặng thêm.

Tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể. Bệnh nhân mắc cúm B có biến chứng sẽ được nhập viện để điều trị. Người mắc cúm B chưa biến chứng có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu triệu chứng nhẹ.

Khi có triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe, bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.

Để phòng bệnh cúm B cũng như các bệnh lây nhiễm khác, người bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm, tăng cường rửa tay, giữ vệ sinh hô hấp khi ho khạc. Hãy tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

Đối với người nghi ngờ mắc cúm B, bạn cần phòng lây nhiễm từ người bệnh, cách ly ở buồng riêng, thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh, quần áo, dụng cụ. Người dân nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm, nhất là nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm.

Bên cạnh đó, người dân tuyệt đối không tự ý mua, sử dụng thuốc kháng virus (như Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

Đặc biệt, khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi..., bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Theo Zingnews

https://zingnews.vn/phan-biet-cum-b-voi-cam-lanh-post1380148.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke