Tuesday, 23/04/2024

Dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của bệnh thủy đậu

14:13 01/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Phát ban hoặc tổn thương trên da không phải lúc nào cũng là dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên hoặc duy nhất của bệnh thủy đậu.

Phát ban có thể không phải là triệu chứng đầu tiên của thủy đậu. Ảnh: Parade.

Thủy đậu là bệnh đặc trưng bởi các nốt mụn nhọt, mụn mủ xuất hiện trên da do nhiễm trùng. Nhưng những nốt phát ban hoặc tổn thương đó không phải là dấu hiệu duy nhất của bệnh hay thậm chí không phải là dấu hiệu đầu tiên.

Dưới đây là những điều mọi người cần biết về thời gian của một đợt nhiễm bệnh thủy đậu điển hình, các giai đoạn bệnh hay triệu chứng cơ bản.

Giai đoạn ban đầu của bệnh thủy đậu

Theo tạp chí Health, tiến sĩ Sarah Waldman, phó giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, Trung tâm Y tế Davis (Mỹ), cho biết nhiễm trùng thủy đậu có thể bắt đầu sớm hơn nhiều so với thời điểm người nhiễm virus nhận ra. Khoảng thời gian này - từ khi virus xâm nhập vào cơ thể cho đến khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng - được gọi là thời kỳ ủ bệnh của virus.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian ủ bệnh của thủy đậu là từ 6 đến 13 ngày, đôi khi lên đến 21 ngày. Tiến sĩ Waldman chỉ ra nghiên cứu được công bố vào tháng 7 cho thấy thời gian ủ bệnh trung bình là 7 ngày. "Trong khoảng thời gian này, ai đó tiếp xúc với bệnh thủy đậu sẽ không biết họ bị bệnh", tiến sĩ Waldman nói.

Ngay cả khi một người mắc bệnh thủy đậu bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng, đó chưa chắc đã là tổn thương hoặc phát ban rõ ràng mà căn bệnh này được biết đến. Phần lớn người bệnh (khoảng 60%) ban đầu sẽ trải qua một số triệu chứng giống cảm lạnh hoặc cúm.

"Điều đầu tiên thường xảy ra khi bạn mắc bệnh (có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng) có thể là sốt, đau nhức, cảm thấy không khỏe, bạn cũng có thể chán ăn. Nói cách khác, bạn chỉ cảm thấy như bị bệnh thông thường", tiến sĩ William Schaffner, Giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, cho biết.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) liệt kê dấu hiệu phổ biến khác của bệnh thủy đậu như sưng hạch bạch huyết và các triệu chứng hô hấp (đau họng, nghẹt mũi và ho).

Tiến sĩ Schaffner cho biết mặc dù mỗi người có thể mắc bệnh thủy đậu theo cách khác nhau, hầu hết người bệnh đều cảm thấy các triệu chứng giống bệnh cúm và sẽ biến mất sau vài ngày. Sau đó, người bệnh có thể bắt đầu thấy phát ban hoặc tổn thương nổi lên.

Tuy nhiên, CDC cũng chỉ ra rằng một số người có thể bị phát ban hoặc tổn thương trước, sau đó là các triệu chứng khác; và cũng có những trường hợp có thể chỉ bị phát ban.

Nhiều người mắc thủy đậu xuất hiện các triệu chứng giống cảm lạnh, cúm trong giai đoạn đầu. Ảnh: Yahoonewsmalaysia.

Giai đoạn có nguy cơ lây nhiễm cao

Trong vòng 2-4 tuần sau thời gian ủ bệnh ban đầu đó, một người bị nhiễm bệnh thủy đậu sẽ thấy các tổn thương hình thành trên cơ thể trải qua các giai đoạn cụ thể. CDC cho biết những tổn thương đầu tiên hình thành trên lưỡi hoặc trong miệng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp nhiễm thủy đậu đều bao gồm giai đoạn này.

Giai đoạn đầu tiên cho tất cả tổn thương thủy đậu trên cơ thể được gọi là giai đoạn điểm vàng. Các nốt ban trên cơ thể mới hình thành, có màu đỏ hoặc đổi màu và phẳng trên da. Sau đó, chúng sẽ hơi nhô lên - đây được gọi là giai đoạn sẩn. Khi các tổn thương nổi lên, chúng sẽ chứa đầy chất lỏng trong suốt và trở nên giống như vết phồng rộp, được gọi là giai đoạn mụn nước.

Tiến sĩ Schaffner nói: "Chúng không phải là loại mụn nước mỏng như khi bị xước da. Chất lỏng trong suốt bên trong các tổn thương dần chuyển sang màu đục hoặc hơi vàng, sau đó sẽ phát triển thành một vết lõm sâu. Đây là giai đoạn mụn mủ".

Nhiễm trùng bắt đầu khỏi ngay khi mụn mủ bắt đầu chuyển thành vảy. Quá trình này có thể mất vài tuần, nhưng cuối cùng lớp da mới, khỏe mạnh sẽ phát triển bên dưới vết phồng rộp và lớp vảy dần bong ra. Tại thời điểm này, nhiễm trùng thủy đậu đã kết thúc.

Mọi người có nguy cơ lây truyền virus cao nhất trong những tuần này khi họ bị tổn thương. Điều này có thể xảy ra khi tiếp xúc da kề da với người khác hoặc nếu ai đó sử dụng và lây nhiễm virus sang đồ vật, vải hoặc bề mặt có thể truyền virus cho người khác.

Theo Zingnews

https://zingnews.vn/dau-hieu-xuat-hien-dau-tien-cua-benh-thuy-dau-post1380501.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke