Răng thưa và những tác hại khôn lường đối với sức khỏe
Chúng ta không khó để bắt gặp những câu hỏi như: “Răng thưa xấu như thế này phải làm sao” hay “Có cách nào khắc phục răng thưa hay không”. Răng thưa là gì mà khiến nhiều người lo lắng như vậy? Thực chất răng thưa là tình trạng răng bị thiếu hoặc mọc cách xa nhau trên cung hàm. Những khoảng trống này có thể hình thành bất cứ nơi nào trong vùng miệng, nhưng vùng dễ nhận biết nhất là vùng giữa hai răng cửa.
Có nhiều người bảo rằng, răng thưa có gì đâu mà xấu, chỉ cần ăn nhai được là tốt rồi. Thế nhưng, bạn hãy tưởng tượng rằng, khi răng thưa, các kẽ răng lớn, trong lúc ăn uống, nó sẽ dễ bị vướng thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu... Bên cạnh đó, nó cũng làm lực nhai yếu, ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm cũng như lực liên kết giữa các răng cũng giảm đi, răng dễ gãy, rụng hơn khi về già.
Ngoài những khó khăn đó, việc sở hữu hàm răng với các răng mọc cách xa nhau còn khiến khuôn mặt kém xinh và làm bạn không tự tin khi cười cũng như giao tiếp với mọi người. Từ đó, làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bạn.
Chúng ta không khó để nhận ra rằng, hàm răng đẹp chính là yếu tố quan trọng, quyết định để có một nụ cười đẹp. Nếu bạn có hàm răng đều, bạn sẽ có được nụ cười đẹp, tự tin và dễ dàng thu hút sự chú ý của người đối diện. Qua đó, giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống của mình.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cải thiện răng thưa, nhưng trong đó niềng răng với mắc cài kim loại được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Vậy niềng răng mắc cài kim loại là gì?
Niềng răng mắc cài kim loại cho răng thưa
Niềng răng mắc cài kim loại hay được ví von là “niềng răng sắt”. Phương pháp này được xem là nền tảng của các phương pháp chỉnh nha hiện đại. Theo các tài liệu ghi chép về tiến trình phát triển của các phương pháp chỉnh nha thì niềng răng bằng mắc cài kim loại đã tồn tại từ rất lâu và đảm bảo hiệu quả đối với các trường hợp răng hô, móm, thưa, lệch lạc mức độ từ khó đến phức tạp…
Lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại để cải thiện răng thưa, chỉ sau thời gian niềng khoảng 1,5 - 2 năm, bạn sẽ sở hữu cho mình hàm răng đều, đẹp và nụ cười tự tin. Bởi vì với chất liệu hợp kim không gỉ, niềng răng mắc cài kim loại có độ bền, tác dụng lực đều và ổn định, giúp bạn rút ngắn thời gian niềng mà vẫn được hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, nếu chúng ta so sánh niềng răng mắc cài kim loại với mắc cài sứ hay khay trong suốt… thì mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng có chi phí thấp hơn. Đây được xem là lựa chọn phù hợp cho những bạn có mong muốn niềng răng, nhưng hạn chế về tài chính.
Niềng răng mắc cài kim loại cho răng thưa bao nhiêu tiền?
Niềng răng thưa bằng mắc cài kim loại hiện nay có giá dao động từ 27 - 35 triệu. Hiện nay có rất nhiều nha khoa đi theo hướng quảng cáo với giá cực rẻ để thu hút khách hàng có nhu cầu niềng răng nhưng còn lo lắng nhiều về chi phí. Thế nhưng, theo các chuyên gia về niềng răng, một ca niềng thành công đòi hỏi nha khoa phải có cơ sở vật chất hiện đại, bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao. Để đáp ứng được điều này, các nha khoa phải bỏ ra một số tiền khá lớn.
Và trên thực tế cho thấy, đã có nhiều trường hợp vì tin vào quảng cáo niềng răng giá rẻ để rồi “tiền mất tật mang”. Tình trạng răng không những không được cải thiện mà càng trở nên phức tạp hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tốn kém thêm chi phí và thời gian để can thiệp lại từ đầu.
Niềng răng mắc cài kim loại cho răng thưa ở đâu tốt?
Hiện nay có rất nhiều nha khoa niềng răng thưa bằng mắc cài kim loại uy tín và chất lượng. Một trong số đó phải kể đến là Up Dental - nha khoa chuyên sâu về niềng răng tại TP.HCM. Tính đến thời điểm hiện tại, Up Dental đã có khoảng 10 nghìn khách hàng, cùng với đó là hàng nghìn video review niềng răng của các đồng niềng đã thành công sở hữu hàm răng đẹp, nụ cười tự tin.
Up Dental được biết đến là nha khoa có số lượng khách hàng tháo niềng, hài lòng về kết quả thuộc top đầu tại Việt Nam. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, không khó để bạn có được hàm răng đẹp, nụ cười xinh, chỉ cần một điều là bạn phải tìm đúng phương pháp, đúng nha khoa để trao gửi hàm răng của mình.
Theo Sức khỏe đời sống