Friday, 22/11/2024

Những thực phẩm nạp vào cơ thể hằng ngày sẽ tạo nên chế độ dinh dưỡng và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tuổi thọ của mỗi người.

17:12 26/07/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Chỉ vài tiếng sau khi xuất hiện triệu chứng đau mũi, chị Mai đã phải nằm liệt giường vì sốt cao, gai rét.

Cúm A "hành" đáng sợ hơn Covid-19

Sau 5 ngày chăm con 2 tuổi mắc cúm A, chị Hồng Mai, 28 tuổi, chủ một cửa hàng nhạc cụ tại Khâm Thiên, Hà Nội bất ngờ có dấu hiệu đau mũi.

Chưa kịp đi khám hay uống thuốc, đến cuối ngày chị Mai đã sốt cao 39 độ phải nằm li bì trên giường.

Chưa kịp đi khám hay uống thuốc, đến cuối ngày chị Mai đã sốt cao 39 độ phải nằm li bì trên giường (Ảnh: NVCC).

"Bệnh diễn biến quá nhanh khiến tôi chưa kịp chuẩn bị gì. Đến tối phải nhờ chồng mua thuốc, C sủi và trái cây tẩm bổ. Từ triệu chứng cho đến tốc độ diễn biến bệnh đều khiến tôi tin chắc rằng mình đã mắc cúm A, vì con tôi cũng gặp tình trạng tương tự. Sáng hôm sau, tôi đến bệnh viện gần nhà thăm khám và kết quả không nằm ngoài dự đoán", chị Mai cho hay.

Không chỉ sốt, theo chị Mai thứ đáng sợ nhất của cúm A là cảm giác gai rét và đau nhức khắp toàn thân. Những triệu chứng này khiến chị gần như thức trắng đêm đầu tiên.

Kết quả test cúm A của chị Mai (Ảnh: NVCC).

Sau 3 ngày liền bị cúm A "hành" mất ăn, mất ngủ chị Mai mới bắt đầu hạ sốt và hồi phục dần.

Người phụ nữ này chia sẻ về trận ốm nhớ đời: "Với tôi, căn bệnh này còn nguy hiểm hơn Covid-19. Đầu tháng 6, tôi từng là F0 nhưng cũng chỉ sốt nhẹ một ngày. Còn với cúm A, đến giờ tôi vẫn sợ cảm giác nhiều đêm trằn trọc không ngủ vì toàn thân ê ẩm và cảm giác rét thấu xương".

"Cả đời tôi chưa bao giờ ốm như thế này!"

Sau một lần đi làm đồng trở về, bà H.T.G., 74 tuổi (sống tại Đông Anh, Hà Nội) bất ngờ có biểu hiện mệt mỏi.

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, hàng loạt triệu chứng ập đến khiến bà trải qua trận ốm nhớ đời.

"Cả đời người, tôi chưa bao giờ bị ốm thế này", bà G. chia sẻ, "Tôi bị rát cổ đến không ăn được, sốt liên miên không dứt, người mệt mỏi như rã xương ra".

Cúm A khiến bà G. gần như nằm liệt giường (Ảnh minh họa: Viên Minh).

Cúm A khiến bà G. ăn uống rất kém nên lại càng làm nặng nề hơn cảm giác mệt mỏi và tình trạng bệnh.

Bà G. sau đó được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thăm khám, được chẩn đoán mắc cúm A và được chỉ định điều trị nội trú. Các bác sĩ cũng xác định bà bị tổn thương phổi.

Bà chia sẻ rằng, sau khi tiêm vaccine mũi 3 được một tháng, bản thân đã mắc Covid-19 nhưng triệu chứng rất nhẹ, không đáng sợ như lần mắc cúm A này.

Tại Bệnh viện, bà G. được chỉ định dùng thuốc, không cần truyền dịch. Sau vài ngày điều trị, bà G. đã hết sốt, tình trạng sức khỏe ổn định, có thể đi lại, ăn uống bình thường.

Người trẻ cũng nhập viện sau trận đau chớp nhoáng

Cũng phải vào viện cấp cứu sau cơn sốt chớp nhoáng, chị Hương (sống tại Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ về trận đau nhớ đời: "Ban đầu tôi cảm thấy bị sốt và rét, đau buốt xương và nhức người. Đinh ninh rằng mình bị tái nhiễm Covid-19 chủng mới nhưng đến khi làm test nhanh tại nhà lại cho kết quả âm tính SARS-CoV-2. Sốt 39 - 40 độ C nhưng uống thuốc hạ sốt lại không hề giảm".

Chỉ trong vòng 7 tiếng đồng hồ, chị Hương từ một người khỏe mạnh phải nhập viện cấp cứu vì sốt cao.

"Tôi thấy căn bệnh này còn nguy hiểm hơn Covid-19 vì bệnh diễn biến quá nhanh cũng như triệu chứng nặng hơn hẳn", chị Hương nói.

Cúm A có thể gây viêm phổi, suy hô hấp: Tuyệt đối không chủ quan

Theo TS Vũ Minh Điền, Phó trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người cao tuổi, người có bệnh nền như phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ gan, bệnh tim mạch… là những đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng cao khi mắc căn bệnh này.


Người cao tuổi là đối tượng nguy cơ cao trước cúm A.

"Những trường hợp này, hệ miễn dịch suy giảm, các cơ quan cũng yếu hơn so với người bình thường. Do đó, cơ thể sẽ phản ứng yếu hơn với các tác nhân gây bệnh", BS Điền cho hay.

TS Vũ Minh Điền cũng nhận định trong bối cảnh số ca mắc cúm tăng nhanh, người dân không nên chủ quan. Nếu có biểu hiện sốt cao, đau mỏi người, viêm long đường hô hấp trên, nghi ngờ cúm, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, xét nghiệm khẳng định, qua đó điều trị đặc hiệu.

Theo BS Phạm Thị Kiều Loan - Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, bệnh cúm mùa đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng như: sốt, ho, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, đau họng và chảy nước mũi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mắc cúm đều có đầy đủ các triệu chứng của bệnh, ước tính có khoảng 75% các ca nhiễm cúm không có triệu chứng điển hình. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường hồi phục sau một tuần mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, với trường hợp diễn biến nặng, bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong đặc biệt ở những người có nguy cơ cao.

Về việc nhiều người có triệu chứng mắc cúm A nặng hơn Covid-19, các chuyên gia cũng nhận định rằng, một trong những nguyên do là người dân đã tiêm phòng vaccine Covid-19 nhưng lại chưa được bảo vệ bởi vaccine cúm.

Dịch cúm "bùng nổ", Hà Nội chỉ đạo khẩn

Thời gian vừa qua, dịch cúm mùa bùng phát bất thường tại Hà Nội. Theo thống kê, chỉ riêng trong tháng 6, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận gần 900 ca bệnh.

Trước thực trạng này, Sở Y tế Hà Nội mới đây đã có công văn số 3241/SYT-NVY về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm mùa.

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu CDC Hà Nội là đơn vị thường trực, thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình dịch cúm mùa trên địa bàn thành phố.

Sở Y tế cũng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tốt công tác khám, thu dung, điều trị, chuyển tuyến đối với bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nói chung, bệnh cúm mùa nói riêng. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chuyển nặng, tử vong; thực hiện tốt công tác phòng, chống nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh; thường xuyên cập nhật, tập huấn, hướng dẫn công tác phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm trong cơ sở y tế.

Theo báo Dân Trí 

https://dantri.com.vn/suc-khoe/cum-a-hanh-dang-so-hon-covid-19-e-am-den-mat-ngu-nhap-vien-chop-nhoang-20220726112940169.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke