Thursday, 28/03/2024

Bài kiểm tra sức khỏe đơn giản có thể thực hiện tại nhà

08:57 23/07/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Đứng trên một chân, đi bộ 6 phút, chống đẩy hoặc đứng lên ngồi xuống khi đang vắt chéo chân và khoanh tay là những bài kiểm tra sức khỏe đơn giản có thể thực hiện tại nhà.

Ở độ tuổi trung niên, những thay đổi nhỏ trong cơ thể như chạy chậm, loạng choạng khi đi lên cầu thang hoặc chóng mặt nhẹ khi di chuyển cũng có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh tiềm ẩn, khiến nhiều người lo lắng.

Khám định kỳ và tầm soát thường xuyên là cách quan trọng để theo dõi sức khỏe. Tuy nhiên, một số bài kiểm tra tại nhà cũng có thể mang lại thông tin hữu ích để thảo luận với bác sĩ hoặc phòng ngừa về lâu dài.

Đứng trên một chân

Đây là một trong những bài kiểm tra phổ biến nhất để đoán định tình trạng sức khỏe trong độ tuổi trung niên. Tư thế bao gồm buông thõng cánh tay và khuỷu tay một cách thoải mái hai bên hông, co một chân lên và đặt bàn chân vào phần bắp chân còn lại. Nếu không thể giữ thăng bằng trong 10 giây, chuyên gia khuyến cáo bạn đến bác sĩ để khám hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học Thể thao cho thấy người không thể đứng bằng một chân trong 10 giây có nguy cơ tử vong cao gấp đôi trong vòng 10 năm tới.

Người có khả năng giữ thăng bằng kém và sức khỏe cơ xương không ổn định dễ ốm yếu khi đã cao tuổi, tiến sĩ Claudio Gil Soares de Araújo, giám đốc Phòng khám Y học Thể thao - CLINIMEX, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

"Người cao tuổi khi bị ngã có nguy cơ gãy xương nặng hơn, rất dễ gặp các biến chứng liên quan khác. Điều này nâng cao nguy cơ tử vong nói chung", Araújo nói.

Người dân đứng trên một chân khi tập yoga tại Kathmandu, Nepal, ngày 21/6. Ảnh: AP

Kiểm tra tư thế đứng

Để thực hiện bài kiểm tra, bạn hãy ngồi trên một chiếc ghế không tay vịn trong tư thế khoanh tay trước ngực, chân vắt chéo và đứng lên ngồi xuống 5 lần (giữ nguyên chân và tay). Đồng thời, bạn cần đo thời gian thực hiện các động tác này.

Theo Natasha Bhuyan, giám đốc y tế hệ thống One Medical, người bình thường ở độ tuổi 60 có thể hoàn thành bài kiểm tra trong 11,4 giây. Người khoảng 70 tuổi hoàn thành trong 12,6 giây và người 80 tuổi thực hiện động tác trong 14,8 giây.

Giống với bài kiểm tra đứng bằng một chân, bài test đứng lên ngồi xuống giúp đánh giá tiền đình - chỉ số sức khỏe quan trọng và lâu dài, yếu tố dự báo nguy cơ tử vong. Bài kiểm tra cũng đánh giá sức mạnh các chi dưới. Nếu gặp khó khăn khi thực hiện các động tác này, chuyên gia khuyến cáo đến khám bác sĩ.

Chống đẩy

Đếm số lần chống đẩy có thể giúp đánh giá về sức khỏe cơ xương. Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy đàn ông ở độ tuổi 40 chống đẩy được dưới 10 lần có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn đáng kể.

"Bài kiểm tra khẳng định lại những điều bạn đã nghe quá nhiều lần, rằng có thể bạn đang ít vận động, khiến sức bền và sức đề kháng bị giảm sút", Nathan LeBrasseur, Giám đốc Trung tâm Lão khoa Robert và Arlene Kogod của Mayo Clinic, cho biết.

Bài kiểm tra 6 phút đi bộ

Ở bài kiểm tra này, bạn hãy đo khoảng cách đi bộ (không chạy, không bước quá nhanh) trong vòng 6 phút. Theo các bác sĩ, nếu không thể đi xa hơn 350 m, bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Bài tập giúp đo độ bền và thể lực, cung cấp các dấu hiệu về bệnh tim mạch và phổi. Bài kiểm tra phù hợp với mọi lứa tuổi, song thông thường, các bác sĩ Mỹ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện khi chuyển sang chế độ bảo hiểm ở tuổi 65.

Phiên bản khác của bài kiểm tra là đi bộ khoảng 400 m và tự tính thời gian. Tiến sĩ LeBrasseur cho biết người bình thường sẽ mất khoảng 6 phút 40 giây để làm điều này. Nếu hoàn thành quãng đường trong thời gian lâu hơn hoặc cảm thấy mệt mỏi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/bai-kiem-tra-suc-khoe-don-gian-co-the-thuc-hien-tai-nha-4491096.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke