Chuối cũng như nhiều loại hoa quả khác chứa carbohydrate, nhưng với một lượng vừa phải, ngay cả những người bị đái tháo đường khi thèm ăn vẫn có thể thưởng thức một nửa trái chuối. Chuối cũng không ảnh hưởng tới những người ăn theo chế độ low - carb, bởi một trái chuối trung bình chỉ cung cấp khoảng 27 g carbohydrate.
Bữa ăn của con người không thể thiếu được một thành phần quan trọng, đó là chất xơ. Một quả chuối cỡ trung bình cung cấp khoảng 3 g chất xơ, tương đương với 10% nhu cầu hàng ngày. Chất xơ mang lại nhiều lợi ích, như giúp đại tràng hoạt động tốt, duy trì cân bằng cholesterol và huyết áp, làm giảm viêm,...
Thông thường, thức ăn giàu chất xơ giúp cơ thể cảm thấy nhanh no, từ đó ăn ít hơn, giảm lượng năng lượng thu nạp, hỗ trợ quá trình giảm cân. Chuối cũng là nguồn cung cấp các loại chất xơ khác, chẳng hạn như pectin. Một số pectin trong chuối hòa tan được trong nước. Khi chuối chín, tỷ lệ pectin hòa tan trong nước tăng lên, đây là một trong những lý do chính khiến chuối trở nên mềm khi già. Cả pectin và tinh bột kháng đều không làm tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Thức ăn giàu kali giúp hạ huyết áp bằng hai cách: tăng thải muối qua đường niệu và giãn mạch. Bên cạnh đó, kali còn nhiều tác dụng khác, như có thể hạ thấp nguy cơ đột quỵ, giữ cho xương và cơ hoạt động khỏe mạnh. Cần lưu ý với những người bị các vấn đề về thận, quá nhiều kali sẽ không tốt cho sức khỏe, do đó hãy tham vấn bác sĩ để có được chỉ định phù hợp nhất.
Chuối có chỉ số đường huyết (GI) tương đối thấp từ 42–58 do hàm lượng tinh bột kháng và chất xơ cao, tùy thuộc vào độ chín của chúng. GI là thước đo lượng carbs trong thực phẩm đi vào máu của bạn nhanh chóng và làm tăng lượng đường trong máu.
Prebiotic là các carbohydrate mà hệ tiêu hóa của con người không tiêu hóa được, nhưng lại là nguồn thức ăn của hệ lợi khuẩn đường ruột. Bằng chứng cho thấy lợi khuẩn đường ruột có thể giúp giải quyết vấn đề tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó nó còn giúp cải thiện nhiễm trùng đường tiểu, điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, giảm nhẹ hội chứng ruột kích thích, giảm nhẹ chứng không dung nạp lactose, có hiệu quả đối với một số triệu chứng dị ứng, giảm nhẹ cảm lạnh và cúm,...
Một quả chuối trung bình cung cấp lượng vitamin B6 cần thiết mỗi ngày. Vitamin B6 hỗ trợ trong quá trình trao đổi chất, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ ở giai đoạn thai nhi và trẻ nhỏ, cũng như sự phát triển của hệ miễn dịch.
Các loại hoa quả chi cam chanh, như cam tươi, là nguồn vitamin C dồi dào, và chuối cũng có vitamin C: một quả chuối cung cấp khoảng 10 mg (mỗi người cần từ 75 - 90 mg mỗi ngày), do đó ăn một quả chuối vào bữa sáng là rất lí tưởng.
Vitamin C giúp cơ thể chống lại sự tổn hại do gốc tự do gây ra - là những phản ứng trong cơ thể đối với thức ăn, thuốc lá, thuốc trừ sâu, và những thứ gây hại khác. Vitamin C cũng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp vết thương nhanh liền.
6 dưỡng chất quan trọng có trong quả chuối gồm:
Lượng calo:89
Chất đạm: 1,1 gam
Carb: 22,8 gam
Đường:12,2 gam
Chất xơ:2,6 gam
Chất béo: 0,3 gam
Theo Báo dân sinh