Sunday, 19/05/2024

Những biến chứng của bệnh sởi không nên xem thường

15:58 15/08/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sởi một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có nguy cơ sảy thai, đẻ non.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tùng, khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan mạnh từ người sang người qua đường hô hấp.

Dấu hiệu

Bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, bệnh lại xảy ra quanh năm.

Theo BS Nguyễn Văn Tùng, sởi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, là đối tượng có miễn dịch kém, đặc biệt những trẻ không được tiêm phòng vaccine hoặc sinh ra từ bà mẹ chưa có miễn dịch với bệnh này trước đó.

Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, viêm não, viêm thanh quản, mù mắt do loét giác mạc, suy dinh dưỡng nặng…

Trẻ có các biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp, hắt hơi, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, hồng ban… cha mẹ nên cho con đến cở sở y tế để khám. Ảnh: Ruherald.

BS Lê Trương Tuyết Minh, khoa Nhi, cho hay bệnh sởi có 4 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh: 7-21 ngày, trung bình 10 ngày.

- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày. Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc. Bạn có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám, quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày, người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng, sẩn. Khi căng da, ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân, thân nhiệt giảm dần.

Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Bệnh có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

Hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng. Các biến chứng bao gồm:

- Do virus sởi: Viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não cấp tính.

- Do bội nhiễm: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột...

- Do điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc kém: Viêm loét hoại tử hàm mặt, giác mạc...

- Các biến chứng khác: Lao tiến triển, tiêu chảy…

- Phụ nữ mang thai bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.

"Sởi là bệnh lành tính, đa số trường hợp không có biến chứng và bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể có diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có nguy cơ sảy thai, đẻ non", bác sĩ Tùng nói.

Chẩn đoán và điều trị

Theo bác sĩ Tuyết Minh khi trẻ có các biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp, hắt hơi, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, hồng ban… cha mẹ nên cho con đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán, đặc biệt, trẻ sống trong vùng có dịch sởi.

Trẻ có các biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp, hắt hơi, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, hồng ban… cha mẹ nên cho con đến cở sở y tế để khám. Ảnh: Ruherald.

"Hiện chúng ta chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với sởi, chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biến chứng do bệnh. Khi con bị sởi, cha mẹ cần chú ý tăng cường dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng và dùng thêm vitamin A, tránh loét giác mạc, mù mắt; vệ sinh răng miệng, da, mắt", bác sĩ Tuyết Minh cho hay.

Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo cách hữu hiệu nhất là tiêm vaccine sởi, nhất là với trẻ em, phụ nữ chuẩn bị mang thai. Tiêm vaccine phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng. Khi được 18 tháng, bé tiêm mũi 2. Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.

Bệnh nhân và người nhà cần:

- Cách ly để không lây lan ra cộng đồng.

- Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.

- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi.

- Tránh tối đa việc dụi mắt, mũi.

- Vệ sinh đường mũi, mắt hàng ngày.

- Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Theo báo Zingnews

https://zingnews.vn/nhung-bien-chung-cua-benh-soi-khong-nen-xem-thuong-post1337168.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke