Thursday, 21/11/2024

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày hè

09:54 24/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sự việc 2 trẻ tử vong sau khi ăn mì xào trứng thiu ở Cao Bằng đã gây lo lắng cho nhiều người. Theo chuyên gia, trong ngày hè nóng bức dễ khiến thực phẩm bị ôi thiu, nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao

Mới đây, ở xã Hưng Đạo, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người nhập viện.

Ngộ độc tiệc cưới, 2 trẻ tử vong

Cụ thể, nhà ông Lầu A Páo vào ngày 13-5 tổ chức đám cưới cho con và mời khách khoảng 17 mâm cỗ. Cỗ đều do người dân nấu gồm các món như thịt lợn xào, đậu phụ, mì tôm xào trứng… Sau bữa ăn, 20 người có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy đã nhanh chóng được đưa đi điều trị ở Trung tâm Y tế huyện Bảo Lạc. Đáng chú ý là 2 trẻ sau khi được người ông cho ăn món mì xào trứng được lấy về từ đám cưới cũng có biểu hiện tương tự. Do thức ăn bị ôi thiu, người nhà lại phát hiện muộn các triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm nên hai bé đã tử vong khi không được cấp cứu kịp thời.

Sự việc 2 cháu bé tử vong vì ngộ độc sau khi ăn món mì xào trứng thiu đã khiến nhiều người lo lắng. Các chuyên gia cho rằng bản thân món mì xào trứng không gây ngộ độc như nhiều người nghĩ. Nguyên nhân là ngộ độc từ thức ăn bị ôi thiu do bảo quản không tốt.

Việc ngộ độc thực phẩm không phải là ít gặp trong những ngày hè nóng bức. Khi ăn phải thực phẩm bị ôi thiu thường có thể bị ngộ độc thực phẩm với những biểu hiện như đau bụng, nôn, mệt mỏi, tiêu chảy… Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, cơ thể bị mất nước và nhiễm độc nặng có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng.

Điều trị cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm tại Bệnh viện quận 2, TP HCM

Theo các chuyên gia y tế, ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ thường xảy ra sau khi trẻ ăn có thể trong vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày. Biểu hiện của trẻ bị ngộ độc thức ăn như: đau bụng đột ngột, buồn nôn hay nôn, có thể nôn ra thức ăn hay toàn nước, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có thể lẫn máu, sốt cao… Nếu trẻ nôn và đi cầu nhiều lần, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, nặng có thể dẫn đến trụy tim mạch. Trong trường hợp ngộ độc nặng, nếu xử trí không kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Xử trí ngộ độc thực phẩm đúng cách

Theo thống kê trong năm 2020, đa phần các vụ ngộ độc thực phẩm tập trung vào mùa hè. Cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong những ngày hè, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết vào mùa hè nắng nóng với nhiệt độ cao khiến thực phẩm ăn không hết dễ bị ôi thiu, biến chất, vi khuẩn phát triển mạnh trong khi điều kiện vệ sinh không bảo đảm sẽ gây bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm...

Trong môi trường nắng nóng, nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người chẳng hạn như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Shigella gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đường ruột… phát triển mạnh. Trong khi đó, cơ thể trong mùa nắng nóng thường mệt mỏi, sức đề kháng giảm nếu ăn phải thực phẩm không bảo đảm hoặc bảo quản thực phẩm không tốt có thể gây ngộ độc như thường. Để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong những ngày hè, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần chú ý trong việc bảo quản thực phẩm đúng cách. Để an toàn, tốt nhất là chế biến thức ăn vừa đủ và sau khi chế biến nên ăn ngay. Nếu chưa ăn ngay cần phải che đậy, bảo quản cẩn thận và sau 2 giờ cần hâm nóng lại.

Mọi người chú ý hạn chế lưu thức ăn từ sáng đến tối, thậm chí để qua đêm. Việc bảo quản không tốt rất dễ bị ôi thiu. Thực phẩm có mùi bất thường hoặc ôi thiu, tốt nhất mọi người không nên dùng. Các thực phẩm nguồn gốc động vật, giàu đạm và dầu như hải sản, thịt, sữa nguy cơ ôi thiu cao. Nếu chỉ sơ suất nhỏ trong chế biến hay bảo quản, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phát triển mạnh. Ngoài ra, thói quen của nhiều người trong ngày hè không tốt là thường để thức ăn nguội mới dùng, hoặc thức ăn khi bỏ trong tủ lạnh ra là ăn ngay. Cần lưu ý trước khi ăn nên đun lại thức ăn ở nhiệt độ ít nhất 70oC.

Khi xác định trẻ bị ngộ độc thức ăn, người lớn cần nhanh chóng làm cho chất độc lẫn trong thức ăn đào thải ra ngoài càng nhiều càng tốt. Bằng cách dùng ngón tay ngoáy vào vòm họng ở gốc lưỡi, kích thích để bé nôn ra thức ăn. Nếu trẻ đang nằm thì cho bé nghiêng đầu qua một bên để tránh sặc lúc bé nôn, tránh nước và thức ăn bị sặc vào phổi. Để an toàn, nếu thấy những biểu hiện ngộ độc không thuyên giảm, cần cho trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. 

Theo Người lao động

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke