Thursday, 21/11/2024

Nam giới dùng đậu nành có yếu sinh lý?

01:01 30/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Tôi 23 tuổi, cao 177 cm, nặng 58 kg, hơi ốm nên thường xuyên uống ngũ cốc. Tôi nghe nói nam giới sử dụng thực phẩm chứa đậu nành sẽ gây yếu sinh lý và vô sinh? (Anh Kiệt, TP HCM)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Thông tin về sữa đậu nành gây vô sinh hay yếu sinh lý có thể bắt nguồn từ nghiên cứu của Đại học Harvard, tháng 4/2008. Công trình này khảo sát 99 người (thu thập từ phòng khám sản khoa của Bệnh viện Đa khoa Masssachusetts), ghi nhận những ai tiêu thụ lượng thực phẩm từ đậu nành cao nhất thì có mật độ tinh trùng trung bình là 41 triệu con/ml, thấp hơn so với nhóm còn lại không sử dụng.

Tuy nhiên, ở nhóm có mật độ thấp hơn, hình thái và độ di động của tinh trùng không bị ảnh hưởng. Quan trọng là trong cả nghiên cứu, không nam giới nào bị vô sinh. Có lẽ đây là khởi nguồn cho câu chuyện rằng sữa đậu nành là "thủ phạm" gây vô sinh, dù các nhà khoa học không kết luận điều đó.

Đậu nành là thực phẩm giàu phytoestrogens, hay được gọi estrogen thực vật. Ở người, estrogen còn được gọi là nội tiết tố nữ. Phytoestrogen có thể hoạt động theo cách tương tự như estrogen được sản xuất trong cơ thể, nhưng với tác dụng yếu hơn. Phytoestrogen không chỉ có ở các sản phẩm đậu nành, mà còn tìm thấy ở trái cây như lê và các quả mọng nước, các loại rau như tỏi, hành tây, đậu, bắp cải và ngũ cốc.

Dẫu vậy, đậu phụ, nước tương và sữa đậu nành... vẫn chứa lượng phytoestrogen cao nhất so với các loại thực phẩm khác. Ngay cả khi loại bỏ đậu nành thì vẫn rất khó để loại bỏ hoàn toàn phytoestrogen khỏi chế độ ăn uống bình thường, vì chúng xuất hiện trong nhiều loại rau và trái cây kể trên.

Phytoestrogen ảnh hưởng sức khỏe nam giới thế nào?

Khi tiêu thụ thực phẩm chứa phytoestrogen, chất này sẽ gắn vào thụ thể estrogen và có thể gây suy giảm hoạt động estrogen chính trong cơ thể. Estrogen có vai trò quan trọng trong sinh sản của nam giới. Nồng độ estrogen quá cao có thể ảnh hưởng ham muốn và khả năng sinh sản của nam giới.

Nhiều nghiên cứu cho thấy phytoestrogen có tác động kháng estrogen vì chúng gắn kết vào thụ thể estrogen, khiến các estrogen chính này không hoạt động.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, phytoestrogen có vẻ không gây ảnh hưởng đến nồng độ testosterone ở nam giới. Một nghiên cứu lớn của Đại học Minnesota, Đại học Trung tâm y khoa Rochester và Đại học Loma Linda ghi nhận uống sữa đậu nành cũng như các sản phẩm từ đậu nành không gây ảnh hưởng lên cả nồng độ testosterone toàn phần và lượng testosterone hoạt tính sinh học trong cơ thể. Theo nghiên cứu này, isoflavone cũng không liên quan đến vô sinh ở nam giới, giúp "minh oan" cho đậu nành về việc ảnh hưởng khả năng giường chiếu.

Nhiều nghiên cứu về tác động của đậu nành lên sức khỏe sinh sản cũng như sinh lý của nam giới chưa hoàn toàn thống nhất. Một công trình khác cho thấy việc một người đàn ông ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành không liên quan đến kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tiêu thụ đậu nành trước khi điều trị IVF cũng không liên quan đến tỷ lệ thụ tinh, cấy ghép hoặc mang thai. Điều này cho thấy đậu nành có thể có ít hoặc không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng tổng thể của một người đàn ông.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không đưa ra khuyến cáo nào về việc nam giới cần hạn chế dùng đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành.

Mặt khác, phytoestrogen trong đậu nành có những tác dụng có lợi khác như giảm nồng độ cholesterol, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, loãng xương.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/nam-gioi-dung-dau-nanh-co-yeu-sinh-ly-4529721.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke