Muốn kiểm soát lượng đường huyết, đề phòng bệnh tiểu đường, hãy ăn sáng trước khung giờ này
10:37 04/05/2021
Bệnh tiểu đường có thể biến chứng ra nhiều căn bệnh khác nhau và lượng đường trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta ăn trong bữa sáng.
Một nghiên cứu của Harvard vào năm 2020 cho thấy, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và trái cây vào bữa sáng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tuyến tụy. Tuyến tụy là nơi sản xuất hormone insulin và glucagon. Những hormone này có chức năng duy trì sự ổn định lượng đường trong máu và tế bào.
Trong đó, insulin sẽ tiết ra một lượng thích hợp để giữ lượng đường trong máu luôn ổn định. Nhưng nếu cơ thể kháng insulin, nó sẽ không thể kiểm soát được lượng đường trong máu. Một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường là tình trạng kháng insulin. Vì vậy, duy trì sự ổn định lượng đường trong máu và tránh tình trạng kháng insulin là những cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Ăn sáng trước 8:30 để kiểm soát lượng đường huyết
Nghiên cứu của Đại học Harvard đã được công bố tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của bữa sáng, đặc biệt ăn sáng trước 8:30 sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết, phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Tiến sĩ Marriam Ali của Đại học Northwestern ở Chicago cho biết, nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 10.575 người trưởng thành và phát hiện ra, nếu ăn sớm trước 8:30 thì tình trạng kháng insulin giảm đi đáng kể.
Tiến sĩ Marriam Ali cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng, những người bắt đầu ăn sáng sớm sẽ có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn. Những phát hiện này chỉ ra rằng, thời điểm ăn sáng liên quan chặt chẽ đến các chỉ số trao đổi chất. Vì vậy, mọi người nên cố gắng ăn sáng sớm".
Ăn nhiều ngũ cốc thô để giảm 29% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu của Đại học Harvard và Đại học Cambridge lần lượt chỉ ra rằng, ngũ cốc thô và trái cây và rau quả rất hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn nhiều ngũ cốc thô hơn để giảm 29% nguy cơ mắc bệnh. Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard, ăn ngũ cốc thô vào bữa sáng hàng ngày giúp giảm 29% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Mọi người nên lựa chọn thực phẩm ngũ cốc thô như gạo lứt, lúa mì nguyên hạt, yến mạch… Ngũ cốc thô thực sự phải bao gồm 3 phần: "cám, mầm và phôi". Gần 90% chất dinh dưỡng của ngũ cốc được tìm thấy trong lớp cám và mầm.
Cơ quan Quản lý Y tế Quốc gia của Bộ Y tế và Phúc lợi Hoa Kỳ đã có một khuyến nghị trong "Hướng dẫn chế độ ăn uống hàng ngày" rằng, mọi người nên ăn "ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế". Tuy nhiên, bạn nên chọn ngũ cốc nguyên cám thay vì là bột ngũ cốc chế biến sẵn, vì nó đã qua tinh chế, có chứa kem và đường. Ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ăn nhiều trái cây, rau quả có thể giảm 50% nguy cơ bệnh tiểu đường
Mặt khác, một nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Đại học Cambridge cũng chỉ ra rằng, hàm lượng vitamin C hoặc tổng lượng carotene cao hơn trong huyết tương có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 . Do đó, nên ăn nhiều rau quả giàu vitamin C và caroten như ổi, bí đỏ, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, ớt xanh, cà chua, ngô, đu đủ, dưa đỏ, xoài, dưa hấu…
Nhìn chung, ăn sáng sớm và đầy đủ rất có lợi cho sức khỏe. Bữa sáng của người trẻ hiện đại thường chọn như bánh mì, cơm, phở ... hầu hết là những món ăn tinh tế, nhiều đường, không tốt cho sức khỏe.