Tuesday, 30/04/2024

Mẹo trị rôm sảy cho bé ngày hè an toàn và hiệu quả

09:27 07/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Rôm sảy là một trong những vấn đề da liễu phổ biến nhất ở trẻ em. Mặc dù không gây đau đớn nhưng các nốt mụn rôm thường mang lại cảm giác châm chích khó chịu và đặc biệt là rất ngứa.

Dưới đây là một số lá cây giúp tắm cho bé hết rôm sảy, da dịu nhẹ bằng những nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm và đem lại hiệu quả cao:

Trà xanh giúp trị rôm sảy cho bé

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong nước trà xanh có chứa rất nhiều phenol. Đây là chất có công dụng tiêu viêm, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, siêu trùng gây hại cho cơ thể rất tốt.

Ảnh minh họa

Không chỉ vậy, nếu dùng lá trà xanh tươi đem nấu với nước cộng thêm chút muối để tắm cho bé sẽ giúp tình trạng rôm sảy giảm đi rõ rệt. Lý do là trong muối có chứa NaCl có khả năng sát trùng, thanh nhiệt giải độc tốt.

Cách sử dụng lá trà xanh trị rôm sảy cho trẻ:

+ Chuẩn bị 100g lá trà xanh, 1 thìa cà phê muối ăn

+ Đun sôi 2 lít nước và thả lá trà xanh đã được rửa sạch vào nấu thêm 10 phút

+ Thêm muối vào quậy tan rồi tắt bếp

+ Lọc lấy nước trà pha loãng cùng với nước sạch để tắm cho bé

Lưu ý: Mẹ chỉ nên dùng lá trà xanh tươi, tránh dùng trà khô nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ.

Lá sài đất giúp trị rôm sảy cho bé

Trong Đông y, sài đất là một loại dược liệu có tính mát, vị ngọt, giúp làm mát da, giải độc, chống rôm sảy, mụn nhọt, giảm ho, viêm họng. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, các thành phần được tìm thấy trong lá sài đất như tanin, saponin, flavonoid, các chất béo và tinh dầu hòa tan còn có tác dụng làm giảm nhiễm trùng, cải thiện tình trạng viêm ngoài da.

Ảnh minh họa

Chính vì vậy mà dân gian thường giã lá sài đất đắp lên da để trị rôm sảy cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, loại lá này cũng được dùng nấu nước tắm giúp bé bớt ngứa ngáy và có cảm giác dễ chịu hơn.

Cách sử dụng lá sài đất:

+ Chuẩn bị 200g lá sài đất tươi hoặc 100g lá khô

+ Rửa qua vài lần nước cho sạch,  vò nát

+ Đem lá sài đất nấu cùng 2 lít nước. Khi nước sôi được khoảng 5 phút thì tắt bếp

+ Vớt bỏ xác lá, pha loãng nước sài đất với nước sạch để được nước tắm hơi âm ấm

+ Dùng nước này tắm cho bé khoảng 3 lần mỗi tuần.

Lá khế giúp trị rôm sảy cho bé

Lá khế cũng giúp giải nhiệt rất nhanh cho làn da của bé. Loại lá này có vị chát, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tán nhiệt độc. Thích hợp để chữa các chứng dị ứng, lở ngứa, rôm sảy hoặc ung nhọt do huyết nhiệt.

Ảnh minh họa

Cách tắm lá khế cho bé:

Mẹ có thể dùng khoảng 200g lá khế tươi, rửa sạch vò/xay nát rồi đun sôi lít nước. Để nước nguội dần chỉ còn hơi ấm, vừa tắm thì dùng khăn sạch lau người hoặc tắm trực tiếp cho bé.

Lá kinh giới giúp trị rôm sảy cho bé

Khi đề cập đến vấn đề trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì tốt nhất thì chúng ta không thể không nhắc đến kinh giới. Đây vừa là rau thơm, vừa là một loại dược liệu có tính ấm, vị cay được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền với nhiều tác dụng như trị rôm sảy, mụn nhọt, nổi mẩn ngứa và nhiều căn bệnh da liễu khác.

Cách tắm lá kinh giới:

+ Dùng 1 nắm lá kinh giới tươi, có thể lấy cả thân và ngọn non

+ Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị cho sạch đất cát và bụi bẩn, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút

+ Đem lá kinh giới nấu với lượng nước vừa đủ tắm

+ Chờ cho nước nguội còn hơi âm ấm, bạn dùng khăn mềm nhúng nước này lau người và tắm cho trẻ

+ Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi rôm sảy lặn hết.

Những lưu ý khi sử dụng thảo dược điều trị rôm sảy ở trẻ

Cha mẹ không nên tự ý tắm lá mà chỉ được dùng khi có bệnh và đặc biệt phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

+ Nên dùng nước tắm có nhiệt độ phù hợp với da của bé, chỉ nên tắm từ 3  – 4 lần/tuần.

+ Sau khi tắm, tráng lại bằng nước ấm, phải lau khô nước dính trên người bé và tránh dùng các loại phấn thơm, phấn rôm.

+ Có thể dùng một chút nước chanh pha loãng để tắm cho bé. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng một vài giọt nước cốt chanh, không dùng cho da bị trầy xước, có vết loét.

+ Phải đảm bảo loại lá tắm được sử dụng là an toàn, không thuốc bảo vệ thực vật, không bụi bẩn, không mọc ở những nơi ô nhiễm. Để cẩn thận, mẹ nên rửa từng lá sạch sẽ, trước khi đem nấu hãy ngâm trong thuốc tím hoặc nước muối.

+ Tắm lá thảo dược chỉ là biện pháp hỗ trợ sử dụng khi bệnh vừa khởi phát, chỉ là những chấm đỏ nhỏ và ít. Nếu trường hợp da bé bị trầy xước, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng thì nên đưa bé đến khám da liễu nhi.

Theo Gia đình Việt Nam

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke