Saturday, 20/04/2024

Măng giúp chống ung thư nhưng ăn sai cách thành 'độc dược' hại khủng khiếp thế này

16:38 26/08/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Trong măng chứa nhiều chất xơ, nó giúp cơ thể tránh chứng táo bón. 100g thịt măng có chứa 5,5g bột đường, 0,8-2g chất đạm, 0,1g chất béo, 15mg calci, 0,6mg sắt và nhiều sinh tố (B1: 0,07mg, B2: 0,1mg, PP: 0,7mg, C:8 mg). Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn măng do trong măng có chứa các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của măng đối với sức khỏe

Măng tốt cho sức khỏe và có thể giúp điều trị, ngăn ngừa một số bệnh. Những tác dụng ít biết của măng bao gồm:

Giúp giảm cân

Măng tre là thực phẩm tốt nếu bạn muốn giảm cân. Măng giàu chất xơ vì thế nó giúp thỏa mãn cơn đói. Măng chứa lượng đường, calo không đáng kể. Với tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm giàu chất xơ khác, măng là thực phẩm giúp giảm cân lý tưởng.

Kiểm soát cholesterol

Măng tre làm giảm lượng cholesterol xấu nhờ chứa lượng chất béo, calo không đáng kể, nhiều chất xơ. Chất xơ giúp giảm lượng cholesterol xấu.

Tốt cho tim

Măng nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất như selen và kali có lợi cho tim. Thêm vào đó, với lượng carbohydrate và đường thấp, vì thế, măng trở thành thực phẩm lý tưởng giúp phòng các bệnh tim mạch. Măng tre giàu chất xơ, nó giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Việc đào thải cholesterol dư thừa giúp thanh lọc động mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Chống ung thư

Măng tre giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần chống ung thư. Chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do gây ung thư, trong khi phytosterol tự nhiên trong măng giúp ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u.

Tăng cường miễn dịch

Măng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho các hoạt động trơn tru của cơ thể. Măng tre giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Sự hiện diện của các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, và B giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

Chống viêm

Măng tre cũng thể hiện tính chống viêm hiệu quả. Măng làm giảm đau và viêm cũng như chữa lành các vết loét. Măng có thể luộc lên ăn hoặc ép lấy nước và bôi trực tiếp lên vết thương để giảm viêm.

Tốt cho người ăn kiêng

Măng chứa lượng lớn chất xơ, bởi thế, nó không chỉ làm giảm lượng cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn duy trì hoạt động của đường ruột. Trên thực tế, măng là món ăn lý tưởng nếu bạn đang ăn kiêng để giảm cân. Trong thời đại của lối sống ít vận động, thực phẩm giàu chất xơ mà ít calo như măng là sự lựa chọn lý tưởng.

Chữa các vấn đề hô hấp

Măng tre hiệu quả trong chữa trị các vấn đề về hô hấp và rối loạn: khó thở, hen suyễn và viêm phế quản. Do có đặc tính chống viêm, nó cũng giúp chữa bệnh viêm đường hô hấp. Bạn có thể luộc măng và thêm một chút mật ong để làm long đờm một cách hiệu quả.

Chữa trị táo bón

Măng tre rất giàu chất xơ, giúp làm mềm phân, chữa trị táo bón.

Kháng khuẩn

Măng tre có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus. Đặc tính này khiến măng là phương thuốc hữu ích cho các bệnh do vi khuẩn và virus.

Những người tuyệt đối không nên ăn măng

Phụ nữ đang mang thai

Trong măng có chứa độc tố glucozit, thành phần này sẽ sản sinh ra acid xyanhydric. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit sẽ bị phân hủy dưới tác động của men tiêu hóa, chất chua có trong dạ dày và cuối cùng acid xyanhyfric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn (tức là cơ thể không chịu nổi chất độc).

Đã có nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Những người sử dụng thuốc aspirin thường xuyên

Những người đang phải sử dụng thuốc aspirin thường xuyên nếu ăn măng sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Người đang mắc bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày thường chuyển thành mãn tính, tái đi tái lại và ít người kiên trì chữa trị khỏi hẳn. Những người bị đau dạ dày cần kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống, ngay cả sau khi đã điều trị khỏi bệnh để không bị tái phát trở lại.

Người bị đau dạ dày không nên ăn măng bởi trong măng có một hàm lượng acid cyanhydirc (khoảng 230 mg/kg măng củ). Đây là chất độc hại đối với dạ dày.

Người bị bệnh gút

Khi bị bệnh gút, bạn cần thật cẩn trọng với chế độ ăn uống bởi vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh trở nên nặng hơn. Những loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây,... sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric có trong cơ thể.

Trẻ em

Axit oxalic có trong măng tươi sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Vì thế, trẻ em đang ở trong giai đoạn phát triển không nên ăn măng quá nhiều để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.

Người bị bệnh thận

Bệnh thận đôi khi cũng là do vi khuẩn streptocoques gây nên nhưng thông thường là do những bệnh khác gây ảnh hưởng đến thành mạch máu, làm tổn hại đến thận như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.

Nếu bạn đang mắc bệnh thận, chế độ ăn uống cần phải đặc biệt lưu ý. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận. Đặc biệt, axit oxalic kết hợp cùng với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận.

Trong măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khỏe nếu như bạn không biết chế biến đúng cách.

Những lưu ý khi chế biến măng

Măng được sử dụng phổ biến như một loại rau xanh nhưng măng lại chứa nhiều glycocid, là chất có khả năng biến đổi thành acid cyanhydric gây ra các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hô hấp, khó thở...

Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.

Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.

Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, hiện nay nhiều gia đình có thói quen cực kỳ nguy hại khi ăn măng. “Nếu cứ giữ thói quen này, mọi người sẽ biến măng thành thuốc độc”, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo.

Luộc măng qua loa

Trong măng có độc tố cyanide. Độc tố này khi đi vào cơ thể dưới tác động của các enzyme của đường tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. Chính vì thế, trước khi nấu măng phải được luộc thật kỹ và rửa đi rửa lại rất nhiều lần.

Ăn măng ngâm dấm khi chưa đủ thời gian

Mỗi kg măng củ có khoảng 230 mg cyanide, liều lượng này có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai em bé trên một tuổi. Do đó, nếu bạn ăn măng ngâm dấm chưa đủ thời gian - măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì khả năng gây ngộ độc vẫn rất cao.

Bên cạnh đó, trước khi sấy hoặc phơi khô măng, bạn cũng nên ngâm măng qua nước muối hoặc luộc kĩ măng. Đến khi sử dụng măng khô để xào nấu, bạn nên chần lại nước nóng hoặc luộc lại là tốt nhất.

Uống nước măng tươi

Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội đã từng cấp cứu một trẻ nguy kịch vì ngộ độc sau khi gia đình cho uống nước từ măng tươi giã nát để hạ sốt. Bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán là bị nhiễm độc cyanide.

Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, trong 1 kg măng củ có tới 230mg. Đây là một gốc acid có đặc tính rất độc.

Trường hợp ngộ độc nhẹ, bệnh nhân có các biểu hiện chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn,... Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, dễ gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.

Để phòng tránh ngộ độc măng, trước khi ăn, cần luộc kỹ qua nhiều lần thay nước để đảm bảo các độc tố trong măng đã được đào thải ra ngoài.

Theo Tiền phong

https://tienphong.vn/mang-giup-chong-ung-thu-nhung-an-sai-cach-thanh-doc-duoc-hai-khung-khiep-the-nay-post1369747.tpo

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke