Thursday, 21/11/2024

Lợi ích không ngờ của tư thế đứng gập người

16:53 18/08/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Tư thế đứng gập người là bài tập yoga nền tảng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tư thế này có thể thực hiện ở phần đầu hoặc cuối buổi tập. Khi thực hiện động tác, cố gắng tập đúng tư thế và giữ tư thế trong thời gian dài hơn để hưởng lợi từ bài tập này.

1. Tác dụng của tư thế đứng gập người trong yoga‏

‏Tư thế đứng gập người có tác dụng làm giãn cơ gân kheo và bắp chân, đặc biệt hữu ích với những người thích chạy bộ hoặc chơi thể thao thường bị căng gân kheo.

Thực hiện động tác đứng gập người sẽ giúp cơ gân kheo thư giãn và phục hồi. Không những vậy, đây còn một trong những tư thế có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi.‏

‏Bài tập này tác động lên toàn bộ cơ thể, từ lòng bàn chân, lưng, cột sống đến cổ, trán và vị trí giữa 2 lông mày. Trong quá trình thực hiện, toàn bộ các cơ và mô liên kết sẽ được kéo giãn và massage.

‏Tư thế đứng gập người mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.‏

2. Hướng dẫn thực hiện động tác đứng gập người‏

‏Từ tư thế giơ tay cao với cánh tay vươn qua đầu, hãy di chuyển hai tay về phía hai bên cơ thể để gập người về phía trước. Cố gắng gập người từ xương chậu thay vì gập ở lưng.‏

  • Chạm lòng bàn tay xuống thảm cạnh hai chân nếu có thể. Nếu không thể đặt tay xuống sàn, bạn cứ buông thõng 2 tay hoặc gập nhẹ đầu gối cho đến khi 2 tay chạm sàn. Đừng quá ép buộc cơ thể bởi nếu không sẽ dễ bị căng ở phần lưng dưới.‏
  • ‏Giữ đầu gối mềm mại, linh hoạt để giúp mông hướng thẳng lên trên dễ dàng hơn.‏
  • ‏Đầu thả lỏng, mắt nhìn qua 2 chân, hít thở sâu.‏
  • ‏Để quay trở về tư thế ban đầu, hít vào và đặt tay lên hông. Co cơ bụng và từ từ vươn người lên.

‏Lưu ý, trong quá trình thực hành nên luyện tập từ từ để các khối cơ được thư giãn và thả lỏng, tránh ép buộc cơ thể gập người quá nhanh. Bài tập này không được khuyến khích đối với người đang gặp chấn thương ở lưng dưới hoặc bị tăng huyết áp, tăng nhãn áp.

‏Cách thực hiện tư thế đứng gập người.‏

3. Biến thể của tư thế yoga đứng gập người‏

‏Nếu cảm thấy không thoải mái hoặc khó khăn khi thực hiện, bạn có thể điều chỉnh lại bài tập sao cho phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân. Hoặc nếu đã thành thạo với động tác đứng gập người cơ bản, bạn có thể thử các biến thể nâng cao.

‏Nếu cảm thấy khó khăn khi gập người, bạn có thể gập đầu gối một chút dù điều này khiến hiệu quả tập luyện không như kỳ vọng.

Tuy nhiên, tốt hơn bạn nên kê gạch tập yoga hỗ trợ phía dưới bởi mục đích của tư thế gập người là để kéo giãn cơ gân kheo, nếu bạn gập đầu gối khi tập thì hiệu quả sẽ không cao.‏

‏Để nâng cao độ khó và tiếp cận động tác sâu hơn, bạn có thể kết hợp qua lại giữa tư thế cúi người về phía trước và tư thế đứng gập người, từ đó có thể chinh phục các bài tập yoga nâng cao. Cụ thể, từ tư thế đứng gập người, chú ý điều hòa hơi thở, hít vào thở ra chậm rãi sau đó:‏

  • ‏Hít vào, nhẹ nhàng nâng thân trên, giữ cho cột sống thẳng.‏
  • ‏Thở ra, siết hai bờ vai, chú ý đứng thẳng, không khóa đầu gối.‏
  • ‏Ngẩng đầu, mắt nhìn về phía trước. Giữ cho cột sống thẳng hàng với lưng và cổ.‏
  • ‏Giữ tư thế khoảng vài nhịp thở, thở ra và quay trở lại tư thế đứng gập người.
‏Tư thế cúi người về trước.‏

Theo báo Sức Khoẻ & Đời Sống

https://suckhoedoisong.vn/loi-ich-khong-ngo-cua-tu-the-dung-gap-nguoi-16922081714235317.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke