Sunday, 24/11/2024

Làm thế nào để tập thể dục trong mùa hè mà không bị kiệt sức vì nắng nóng?

09:40 16/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Mùa hè là thời điểm trời nắng hơn, ngày kéo dài hơn, cũng là lúc mọi người có nhiều lựa chọn với các môn thể thao như chạy bộ, đạp xe, bơi lội cùng bạn bè. Vậy tập thể dục trong mùa hè làm thế nào để không kiệt sức?

Tập thể dục và vận động trong mùa hè có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu vận động và tập thể dục trong mùa hè sai cách còn có thể khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, mất nhiều chất điện giải. Nếu không kịp thời bổ sung có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Vì vậy, tập thể dục khi thời tiết nắng nóng, tránh luyện tập quá sức để không bị kiệt sức do nắng nóng mùa hè gây ra.

1. Mồ hôi và máu có chức năng như thế nào đối với sức khoẻ?

Khi tập thể dục, nhiệt độ cơ thể tăng dần lên. Để chống lại điều này cần thực hiện một số biện pháp làm mát được tích hợp sẵn. Cách để cơ thể tự làm mát là thông qua sự bay hơi của mồ hôi ở trên da. Để mồ hôi có thể bay hơi được, mồ hôi cần hấp thụ nhiệt và sự hấp thụ nhiệt có tác dụng giúp cơ thể giảm nhiệt.

Không chỉ mồ hôi, máu còn được chuyển đến bề mặt da với tác dụng làm mát và tuần hoàn khắp cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người khi tập thể dục bị đỏ mặt. Tùy thuộc vào mức độ làm mát của mỗi biện pháp có thể khác nhau ở từng người.

Không những thế, để đem lại hiệu quả làm mát cho cơ thể còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh. Với điều kiện càng khô thì mồ hôi càng thoát ra đem lại hiệu quả làm mát. Tuy nhiên, với điều kiện độ ẩm cao, không khí bị bão hòa và hơi nước cũng khiến mồ hôi thoát ra khó khăn hơn. Với điều kiện này, cơ thể cần tiếp tục tiết ra nhiều mồ hôi hơn để hạ nhiệt.

Tập thể dục khi thời tiết nắng nóng, tránh luyện tập quá sức - Ảnh Internet
 

Thời tiết nắng nóng còn là nguyên nhân khiến quá trình tập thể dục diễn ra căng thẳng. Máu có tác dụng chuyển đến da để làm mát với các cơ hoạt động ít hơn.

Hiện tượng đổ mồ hôi cũng có tác dụng làm giảm lượng nước trong cơ thể và nếu chất lỏng đã mất này không kịp thời được bổ sung sẽ khiến lượng máu giảm xuống. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm huyết áp và tăng nhịp tim khi tập thể dục trong mùa hè.

Các trường hợp nhẹ còn có thể dẫn đến giảm hiệu suất luyện tập, trong khi đó ở trường hợp nặng còn gây ra kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ.

Các triệu chứng có thể như:

- Kiệt sức.

- Mệt mỏi.

- Hoạt động trí óc kém gây tình trạng chóng mặt, lú lẫn hoặc cáu kỉnh.

- Xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn mửa.

- Ngất xỉu.

Đối với các trường hợp kiệt sức khi tập thể dục mùa hè nếu không kịp thời điều trị còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ, thậm chí có thể gây tử vong.

Không tập thể dục quá sức trong ngày hè vì có thể gây các ảnh hưởng nguy hiểm và nghiêm trọng tới sức khỏe - Ảnh Internet

2. Đối tượng có nguy cơ cao

Cho dù nhận thức đã tăng lên nhưng tỉ lệ kiệt sức vì nắng nóng vẫn gia tăng hiện nay. Đặc biệt, khi thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn, nhiệt độ hằng năm đều tăng cao hơn so với năm trước. Những vấn đề sức khoẻ, rủi ro xảy ra do biến đổi khí hậu, phơi nhiễm với môi trường cũng tiếp tục tăng cao.

Đối tượng có nguy cơ chịu ảnh hưởng cao nhất khi tập thể dục trong mùa hè là người cao tuổi có bệnh nền và trẻ em.

Ngoài ra, những môn thể thao ngoài trời như bóng đá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn do trọng lượng và lớp ngăn mồ hôi bốc hơi.

3. Mẹo để tập thể dục trong mùa hè mà không bị kiệt sức

Nhiệt độ, thời tiết nắng nóng để bảo vệ sức khỏe cần có một số biện pháp phòng ngừa có thể áp dụng như sau:

- Kiểm tra điều kiện thời tiết trước khi tập thể dục.

- Lựa chọn trang phục phù hợp, bôi kem chống nắng.

Thời tiết nắng nóng để bảo vệ sức khỏe cần có một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả - Ảnh Internet

- Thường xuyên uống nước. Cơ thể có thể mệt mỏi vì mất nước, do đó uống có tác dụng bổ sung nước kịp thời cho cơ thể sau khi tập.

- Nên cắt giảm các loại đồ uống có cồn, caffeine,...

- Cần tránh tập thể dục vào các thời điểm cao điểm từ 10h sáng đến 16 h chiều. Nếu tập vào giờ cao điểm, nên tập trong phòng tập có điều hòa nhiệt độ.

- Khi đi du lịch tới các khu vực có khí hậu ấm hơn dù ở mùa hè hay mùa đông đều cần thời gian để cơ thể thích nghi bằng cách chậm rãi trước khi tăng cường hoạt động.

- Nên tập thể dục thể thao mùa hè vào khung giờ sáng hoặc chiều hằng ngày để tăng cường sức khoẻ.

- Nên lựa chọn thực hiện các bài tập thư giãn như: yoga, thiền, chạy bộ nhẹ nhàng,...

- Ngủ ngon giấc là cách nâng cao sức khỏe và sẵn sàng cho ngày mới với những buổi tập thể dục tiếp theo.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke