Không thể nói 'vì dân, sát dân' mà lại để tồn tại CLB Tình Người
15:57 26/04/2021
Qua từng thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước đều có các chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp để vừa đấu tranh bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan, lễ hội phản cảm, nhưng vẫn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Với trách nhiệm “Giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo”, báo Đại Đoàn Kết tổ chức tọa đàm có chủ đề "Trách nhiệm công chức trước hoạt động mê tín dị đoan".
Tọa đàm có sự tham gia của Giáo sư Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện; ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Buổi tọa đàm sẽ được truyền hình trực tiếp trên báo Điện tử Đại Đoàn Kết và trên fanpage của báo.
Một trong những vấn đề đặt ra từ nhiều năm qua khiến các nhà quản lý phải đau đầu, đó là tệ nạn mê tín dị đoan. Điều đáng ngại hơn và đã trở thành lực cản không nhỏ với cuộc đấu tranh bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan là một bộ phận cán bộ, Đảng viên trực tiếp tham gia, hoặc gián tiếp bao che, dung túng cho tệ nạn này.
Những năm qua, chúng ta nhận thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã có những dấu mốc phát triển mới, đạt nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, văn hóa-xã hội có những bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với những chuyển động tích cực là cơ bản, những tác động tiêu cực từ cơ chế thị trường vào đời sống văn hóa-xã hội cũng không hề nhỏ, rõ nhất là tệ nạn mê tín dị đoan chiều hướng gia tăng.
Đặc biệt là sự phục hồi của nhiều hủ tục và những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lạc hậu, sự xuất hiện của những thứ tôn giáo lạ và những tổ chức biến tướng núp bóng với danh nghĩa hội, nhóm, CLB để hoạt động truyền bá mê tín dị đoan và các quan điểm sai trái, lệch lạc.
Đi sâu về vấn đề này, báo Đại Đoàn Kết đã có loạt bài loạt bài điều tra độc quyền về hoạt động của Câu lạc bộ Tình Người (68 Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội), thuộc Công ty TNHH Phát triển trí tuệ cộng đồng, đã nhận được hưởng ứng rộng rãi của dư luận.
Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Ban Tôn giáo Chính phủ, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã vào cuộc và có những kết luận sơ bộ: các hoạt động chia sẻ tuyên truyền của CLB Tình Người về nỗi sợ hãi như mỗi người có 70 vong theo, vong khôn hơn người 70 lần là lợi dụng tín ngưỡng truyền bá mê tín dị đoan...
Đặc biệt, cuốn sách có tên Tạo hóa ban tặng nền tảng trí tuệ cho nhân loại được CLB này coi là “pháp bảo” - là nền tảng lý thuyết để nhóm chủ chốt trong CLB dẫn dắt, lôi kéo người dân tham gia CLB có nhiều nội dung sao chép, vi phạm bản quyền - một mớ lý thuyết hỗn độn, nhập nhằng, ký sinh vào Phật giáo.
CLB này còn liên tục tuyên truyền trong nhiều năm tới hàng vạn lượt người đây là “thời mạt”, “mạt vận”, “mạt thế”, thời kỳ thậm chí “mở cửa địa ngục” và đưa ra những lời khuyên sai trái dành cho những người tham gia khiến họ dành nhiều thời gian cho cầu cúng, khấn bái và sợ hãi.
Điều đáng nói là theo điều tra của lực lượng chức năng quận Cầu Giấy, CLB sử dụng hình ảnh, uy tín của một số cán bộ đã nghỉ hưu, có chức vụ trong các cơ quan Nhà nước để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh.
"Một số cộng tác viên tham gia tích cực tại CLB là chỉ huy, nguyên chỉ huy trong lực lượng công an và cơ quan trọng yếu của Nhà nước", báo cáo của UBND quận Cầu Giấy nêu rõ. Vấn đề được dư luận đặt ra là:
1. Những công chức tham gia CLB Tình Người đang vi phạm điều gì? Công tác quản lý công chức viên chức có lỗ hổng nào?
2. Có hay không sự chống lưng của những cán bộ công chức tham gia thậm chí tham gia sâu vào CLB này?
3. Có hay không sự quan liêu, thiếu trách nhiệm của chính quyền sở tại cụ thể quận Cầu Giấy, phường Yên Hòa, cơ quan ban ngành theo dõi lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng đã đủ hiểu biết, sâu sắc và quan điểm chính trị rõ ràng có để quyển sách pháp bảo này ra đời? Quan điểm chính trị, thái độ đã vững chưa?
4. Việc để CLB này tồn tại lâu dài núp bóng vỏ bọc thiện nguyện cùng với sự nối tay, tiếp tay của cán bộ công chức sẽ dẫn tới hệ lụy gì?
5. Trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên, công chức đối với việc tồn tại của CLB này là như thế nào?
6. Những cán bộ, công chức đã trót tham gia, tổ chức, cơ quan quản lý phải có biện pháp như thế nào để giúp họ nhận thức ra, bởi có khi họ cũng bị mê hoặc, lừa bịp với động cơ nào đó.
Với trách nhiệm “Giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo” - Điều 4 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, hôm nay Báo Đại Đoàn Kết tổ chức tọa đàm với chủ đề: Trách nhiệm công chức đối với hoạt động mê tín dị đoan.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, nhà báo Lê Anh Đạt, Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Đại Đoàn Kết chia sẻ, khi chúng tôi bắt đầu đăng loạt bài điều tra về CLB Tình Người hoạt động “ma mị” giữa Thủ đô, Ban Biên tập nhận được nhiều lời nhắc nhở, cảnh báo về "thế lực" của CLB này. Càng ngày chúng tôi càng nhận được nhiều nhắc nhở và cấp độ ở mức cao hơn.
Đi sâu tìm hiểu chúng tôi thấy nhiều người, nhiều gia đình đau khổ và đang "mắc kẹt" trong CLB này. Đặc biệt, chúng tôi đã gặp gỡ và thấy trong CLB có mặt một số cán bộ, Đảng viên, công chức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó chính là lý do để CLB này ngang nhiên hoạt động ở Hà Nội, thách thức dư luận.
Chúng tôi quyết đi đến tận cùng sự việc, vì không thể chấp nhận giữa Thủ đô lại có thể để một CLB hoạt động có dấu hiệu mê tín, dị đoan, gieo rắc nỗi sợ hãi cho người dân, nhập vào đầu những người đang bình thường cái gọi là lý thuyết “sàng lọc” để người theo học bỏ tiền “trả nghiệp”, “tạo phúc”. Đặc biệt, người ta gọi thời này là “thời mạt”, rất dễ bị “sàng lọc”, nên cứ phải dùng tiền để hóa giải. Từ những nỗi sợ hãi này nhiều người cho đến bây giờ khi đã rời bỏ CLB vẫn cần thời gian để tái hòa nhập.
Giáo sư Lê Văn Lan đã đọc quyển sách được gọi là “pháp bảo” của CLB Tình Người. Với góc nhìn lịch sử, văn hóa, Giáo sư Lan cho rằng, cái được gọi "pháp bảo" là mớ hổ lốn, gọi thời này là “thời mạt” là đụng chạm vấn đề quốc gia, cần phải xử lý nghiêm.
Đại diện Giáo hộiPhật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng coi cái gọi là “giáo lý” của CLB Tình Người là truyền bá mê tín dị đoan...
Có một bất ngờ nữa, đó là có những ranh giới vốn đã rất rõ ràng, nhưng không ít người vẫn bị nhầm lẫn. Trong những người nhẫm lẫn có không ít người học cao, hiểu rộng, có vị trí xã hội. Trong danh sách tham gia CLB có người là tiến sĩ, có người giữ chức hiệu trưởng, phó hiệu trường, giám đốc, phó giám đốc các trường; một số người có bằng cấp, vị trí công tác cao hơn nhiều người khác nhưng không nhận ra được vấn đề, không bóc tách được cái gì là bản chất, cái gì là hiện tượng nên bị qua mặt, dẫn dụ, và đi theo con đường không rõ mục đích. Họ u mê đến khó hiểu và báo động. Cho đến lúc này mọi việc sắp sáng tỏ, nhiều người rời bỏ CLB, hợp tác tích cực với báo chí và cơ quan chức năng để đấu tranh loại bỏ mê tín dị đoan, thì một số người có trình độ, có vị trí vẫn đang dùng lợi thế công tác của mình để bảo vệ, che chắn cho CLB này.
Bất ngờ, ngạc nhiên đến nỗi, một CLB hoạt động với sự tham gia của cả vạn người ngay tại 68 Dương Đình Nghệ mà tổ dân phố, phường, quận, các cơ quan liên quan vẫn không thấy có vấn đề gì!
Vì lý do đó, chúng tôi tổ chức Tọa đàm Trách nhiệm công chức trước các hoạt động mê tín, dị đoan để cùng các vị khách mời nhìn nhận ở nhiều góc khác nhau, cùng cảnh tỉnh những người đang u mê và góp tiếng nói để cơ quan chức năng có giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề này.
Cùng với các vị khách mời là GS Hoàng Chí Bảo, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, nguyên đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến là những người uyên thâm trong công tác và lĩnh vực của mình, lại dám nói, luôn đồng hành với những vấn đề nóng mà dư luận quan tâm, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích, đánh thức trách nhiệm công chức trước các hoạt động mê tín, dị đoan nói chung và với những người đang mắc kẹt trong CLB Tình Người nói riêng.
Trân trọng cảm GS Hoàng Chí Bảo, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Như Tiến đã nhận lời tham gia toạ đàm. Chúc các vị khách mời sức khoẻ, chúc toạ đàm thành công như mong đợi của bạn đọc cả nước!
Chia sẻ tại Tọa đàm, nhà báo Nguyễn Công Khanh cho biết, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thu thập tư liệu của Báo Đại Đoàn Kết và các cơ quan chức năng đã thấy những dấu hiệu trong việc truyền bá mê tín dị đoan, ăn cắp bản quyền, truyền bá sự sợ hãi trong cuốn sách mà CLB này gọi là pháp bảo. Tại các buổi chia sẻ hay thuyết giảng của họ đang gieo rắc tư tưởng xấu độc, phủ nhận những thành quả của nhân dân trước sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cụ thể, họ liên tục tuyên truyền giai đoạn này là mạt thế, mạt vận, đáy của mạt, mở cửa địa ngục. Vì thế đưa ra những lời khuyên xúi giục con người chăm chỉ khấn bái, cầu mong vào đấng siêu nhiên, trì hoãn việc sản xuất kinh doanh… Nghiêm trọng hơn họ còn coi công tác phê bình và tự phê bình của Đảng viên hàng năm là hình thức. Coi các hoạt động của các tổ chức như Mặt trận, Hội Chữ thập đỏ là thiếu trí tuệ…
Vấn đề được độc giả và dư luận quan tâm là cán bộ công chức có trách nhiệm thế nào đối với hoạt động mê tín dị đoan.
Xin trân trọng mời GS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Xin Giáo sư có thể cho biết, trong lịch sử đã từng có câu chuyện cán bộ Đảng viên sa vào mê tín dị đoan, đánh mất mình?
Giáo sư nghĩ thế nào về sự tồn tại của CLB này giữa lòng Thủ đô - một trong những cái nôi về tri thức văn hóa của đất nước. Thời đại hiện đại, khoa học công nghệ chiếm lĩnh, cán bộ Đảng viên được đào tạo bài bản nhưng lại rơi vào mê tín dị đoan trách nhiệm, bản lĩnh của họ là gì?
Cái gốc của một công chức, Đảng viên là gì? Cụ thể, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cán bộ là gì?
GS Hoàng Chí Bảo: Tôi rất cám ơn báo đã mời tôi tham dự sự kiện rất ý nghĩa này. Những gì báo đã nêu lên để lại cho chúng ta suy nghĩ cần thiết, theo tôi, chúng ta phải tiếp tục nâng cao nhận thức của xã hội, của Đảng viên, công chức nhà nước. Bài học cần rút ra là phải gắn liền công việc hàng ngày với thực tiễn cơ sở. Tại địa bàn dân cư, tổ chức đoàn thể đã phát hiện ra như thế nào?. Đã cảnh báo như thế nào để những người tham gia câu lạc bộ này cảnh tỉnh?
Từ nhiều năm nay, (từ năm 1998), Đảng và Nhà nước đã có quy chế thực hiện dân chủ cơ sở, năm 2007 có Pháp lệnh về dân chủ ở cơ sở, vậy mà chúng ta thuyết phục dân, vận động dân tránh sai trái của CLB như thế nào?
Thứ hai, về trách nhiệm, công chức, công chức là người của nhà nước, hoạt động trong các cơ quan công quyền, thay mặt nhà nước tiếp xúc với công dân. Đảng và Nhà nước ban hành rất nhiều quy định để người dân bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của người dân.
Chúng ta cần phân biệt rõ, tôn giáo tín ngưỡng và mê tín dị đoan. Tôn giáo tín ngưỡng tâm linh là vấn đề chúng ta rất tôn trọng. Nếu xét về đạo lý, gia đình nào có bàn thờ tổ tiên, thực hành tâm linh nhưng tuyệt đối không sa vào mê tín dị đoan. Ở đây ranh giới rất mỏng manh, những người lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng để thực hiện mê tín dị đoan thì chúng ta phải phân biệt rất rõ.
Một điểm nữa, chúng ta hãy học tập làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Bác Hồ nói công chức được chính phủ trả lương, lương đó từ lao động của người dân đóng góp. Nếu làm việc không tận lực là lừa bịp nhân dân. Nếu cán bộ Đảng viên tham gia vào CLB này mà hoạt động vào thời gian làm việc thì đã vi phạm kỷ luật lao động.
Một điểm nữa, Đại hội Đảng 13 vừa thành công tốt đẹp, chúng ta đang đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Nghị quyết đã nhấn mạnh "khát vọng Việt Nam". Điều đấy không có gì khác hơn là quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để đất nước giàu đẹp, thịnh vượng. Tôi nói điều này để thấy rằng, chúng ta phải tỏ thái độ phẫn nộ, phê phán khi nói rằng đây là "thời mạt vận". Đó là sự xúc phạm dân tộc. Những ai có ác ý tà tâm mới nói như vậy.
Như Tổng Bí thư nói "chưa bao giờ đất nước chúng ta có cơ đồ như ngày hôm nay". Vậy mà giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến xuất hiện ngang nhiên kiểu truyền bá trái phép như vậy thì không thể chấp nhận được. Chúng tôi đang chờ đợi cơ quan chức năng làm rõ vấn đề này.
Tôi còn đọc trên báo chí, họ còn nói vong theo, phải mang tiền cúng vong. Điều này chỉ lừa được người ít học, cả tin, nó rất xa lạ với văn hoá chúng ta. Những điều xa lạ này hoàn toàn có căn cứ, pháp luật để xử lý.
Ở đây cần xuất phát thực tế, phân biệt rõ đối tượng, có những người do cả tin, bản chất không xấu, tâm lý số đông, thấy người ta tham gia thì mình cũng tham gia. Nhưng có những người do bất mãn cá nhân, có ẩn ức trong đời sống riêng rồi trở thành người tiếp tay thì phải biết phân biệt rõ ràng.
Riêng đối với Đảng viên, theo nghị quyết hội nghị TW 5 khoá 9, người Đảng viên phải là người lao động giỏi, công dân gương mẫu, chiến sĩ tiên phong đổi mới. Đảng viên tham gia CLB thì phải soi xét lại mình. Mỗi Đảng viên trước hết là công dân nhưng chịu thêm quy định của Điều lệ của Đảng. Không có ngoại lệ trongviệc tôn trọng Hiến pháp, Điều lệ Đảng và phải xuất phát từ lợi ích chung dân tộc, tránh xa điều sai, bất chính.
Đã là Đảng viên, công chức Nhà nước phải chấp hành Hiến pháp, Điều lệ của Đảng, làm đầy tớ công bộc của nhân dân. Công chức phải là người thạo chính trị, biết tuyên truyền quảng bá đường lối của Đảng, phải tinh thông nghiệp vụ, để hàng ngày tận tâm tận lực phục vụ nhân dân.
Những điều chúng ta thấy là điều đáng tiếc, không thể chấp nhận được. Ở Hà Nội mà tồn tại một CLB như vậy là không chấp nhận được. Phải gióng lên hồi chuông cảnh báo để những ai đi vào con đường này thì tự cảnh tỉnh.
Theo tôi, nếu không sớm có kết luận, giải quyết thích đáng thì sẽ ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội, tới trí thức, văn nghệ sĩ và thế hệ trẻ. Tri thức là người có tiếng nói trong xã hội, thế hệ trẻ có tiềm lực phát triển đất nước. Nếu hai đối tượng này bị lôi kéo sẽ tạo ra hư ảo, lầm đường lạc lối, như vậy rất nguy hiểm cho xã hội.
Đất nước phải ổn định, bình yên để phát triển. Những gì xa lạ với đường hướng như vậy chúng ta phải phê phán, xử lý.
Nhà báo Công Khanh:Tại buổi tọa đàm hôm nay, với những kết luận và báo cáo của cơ quan chức năng đã công bố và trong các bài báo thuộc loạt bài "Vén bức màn bí ẩn của CLB ma mị giữ lòng thủ đô" cho thấy, CLB Tình Người đã “gieo duyên” cho nhiều cán bộ, Đảng viên tại các cơ quan Công an từ cấp phường, quận tới thành phố tại Hà Nội.
Báo cáo của UBND quận Cầu Giấy gửi UBND TP Hà Nội về CLB Tình Người có nêu rõ: Một số cộng tác viên tham gia tích cực tại CLB là chỉ huy, nguyên chỉ huy trong lực lượng Công an và cơ quan trọng yếu của Nhà nước. CLB này cũng sử dụng hình ảnh, uy tín của một số cán bộ đã nghỉ hưu, có chức vụ trong các cơ quan Nhà nước để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh.
Xin đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng có nhận định về kết luận này.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Trước hết tôi xin cám ơn quý báo đã tổ chức buổi tọa đàm rất quan trọng này. Đây quả thực là vấn đề mang tính nhân văn rất cao. Vấn đề này trong thời gian qua, tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi của báo giới. Về câu hỏi của Nhà báo đặt ra, có đánh giá thế nào đối với báo cáo của UBND quận Cầu Giấy về hoạt động của CLB này, tôi khẳng định đây là nhận định rất dũng cảm, rất thẳng thắn.
UBND quận Cầu Giấy là cơ quan quản lý hành chính trên địa bàn mà CLB Tình người hoạt động. Mặc dù cần phải có thêm thời gian để tiếp tục điều tra, rà soát, nhưng ngay bước đầu đã có đánh giá như vậy cho thấy, họ rất rõ ràng, thẳng thắn.
Nếu UBND quận Cầu Giấy mà có ý che giấu thì họ sẽ chỉ nói đến mức độ là một số cán bộ công chức, song ở trong văn bản báo cáo, UBND quận Cầu Giấy đã chỉ rất rõ: Một số cộng tác viên tham gia tích cực là chỉ huy, nguyên chỉ huy trong lực lượng trọng yếu - lực lượng Công an nhân dân. Bản thân tôi là chính khách nhưng đọc những dòng này tôi cũng cảm thấy “rùng mình”.
GS Hoàng Chí Bảo cũng đã nêu rõ, trí thức và giới trẻ chính là hai lực lượng có ảnh hưởng rất lớn trước mắt và lâu dài. Trong clip vừa đưa ra, có một PGS. TS, học hàm, học vị rất cao, mà đứng ra nói những câu chuyện sâu kín nhất, không khác gì “vạch áo cho người xem lưng”, người có địa vị mà nói ra cũng sẽ khiến những người khác rất tin tưởng.
Ở đây lại còn là những người chỉ huy, nguyên chỉ huy CAND. Đây là những người có trách nhiệm bảo vệ an ninh an toàn xã hội mà lại tham gia lực lượng này, tức là họ đi ngược lại với lợi ích đó, vậy liệu có xứng đáng đứng trong hàng ngũ trọng yếu không? Liệu họ có sẵn sàng bán rẻ những thông tin tối mật của Nhà nước khi tham gia CLB này?
Về mặt lý trí, cũng rất khó chấp nhận. Tôi muốn nói, là Đảng viên đã phải tuân thủ Điều lệ Đảng rồi, ở đây lại còn là một cán bộ ngành bảo vệ an ninh thì càng khó chấp nhận khi vướng vào câu chuyện này. Người được đào tạo bồi dưỡng, được tin tưởng giao nhiệm vụ mà còn hoạt động rất tích cực trong CLB này... Thực sự là rất nguy hiểm. Ở đây cần phải đặt vấn đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm: Rất cần phải chấn chỉnh.
Như báo nêu, một số cán bộ sử dụng hình ảnh, uy tín của mình để hoạt động lôi kéo tạo ra tầm ảnh hưởng rất lớn, tính lan tỏa rất cao. Do đó, những thành viên này với vị thế, vị trí, chức vụ của họ khi được sử dụng vào mục đích của CLB này sẽ rất nguy hiểm.
Nhà báo Công Khanh:Theo báo cáo của UBND quận Cầu Giấy và theo điều tra của báo Đại Đoàn Kết, nhiều gia đình có người thân tham gia CLB này đã chịu nhiều hệ lụy như gia đình lục đục, có nguy cơ tan vỡ, tài chính giảm sút. Có nhiều người thực hành theo hướng dẫn CLB này như sáng khấn bái 2 tiếng, tối khấn bái 2 tiếng. Có người đã suy sụp sức khỏe trầm trọng vì thực hành các hướng dẫn nêu trên.
Kết luận của UBND quận Cầu Giấy cũng nêu, cơ quan chức năng nhận định phần lớn người tham gia có xu hướng bỏ bê công việc, gia đình, chỉ tập trung vào hoạt động do CLB tổ chức. Quận cũng ghi nhận gia đình của người tham gia bức xúc với việc sử dụng tài sản của gia đình vào các hoạt động của CLB. Vậy xin ông Lê Như Tiến có đánh giá về kết luận này?
Ông Lê Như Tiến: Qua phát biểu của GS Hoàng Chí Bảo, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, tôi cảm thấy rất tâm đắc, thấm thía. Bản thân tôi thấy có nhiều vấn đề cần chia sẻ. Đặc biệt khi tôi tiếp cận mấy số báo Đại Đoàn Kết gần đây có nói về CLB Tình Người.
Theo tôi, chỉ riêng chuyện bình luận về tên gọi “Tình Người” của CLB này đã không xứng đáng. Đây là tổ chức mang sắc mầu tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng tồn tại phái sinh, có tính chất tà đạo. Những tổ chức như vậy, cách đây nhiều năm đã từng mọc lên như nấm sau mưa ở nhiều vùng. Ban Tôn giáo Chính phủ từng thống kê, có hàng chục tôn giáo, tà giáo, không được Nhà nước thừa nhận đã mọc lên.
Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của GS Hoàng Chí Bảo, chúng ta có Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, chúng ta luôn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng cho nhân dân. Do đó số tín đồ tham gia các tổ chức tôn giáo vào khoảng 26 triệu người và 60 cơ sở tôn giáo được thừa nhận. Rõ ràng chính sách của chúng ta rất cởi mở nhưng là cởi mở với tôn giáo đúng nghĩa, chứ không cởi mởi với tôn giáo phái sinh, với việc lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi. Nếu họ lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi thì có đúng nghĩa với tên gọi “Tình Người” hay không? Tình người hay chia rẽ, ly tán gia đình, gây hậu quả xấu độc cho xã hội.
Tại sao những người tham gia CLB này không lao động sản xuất, tạo ra sản phẩm cho xã hội mà như báo nêu, hàng ngày họ dùng vài tiếng để tập trung vào thờ cúng. Hao phí thời gian vào việc đó vậy thời gian làm việc, thời gian dành cho gia đình còn bao nhiêu? Đặc biệt, có người bỏ tài sản vào đó, không phải cho những người nghèo đói mà tập trung vào một số người. Thậm chí có người góp tiền của, nộp hàng tháng, thế tiền ở đâu ra? Liệu tiền đó có từ tham nhũng không?
Pháp luật quy định, công dân không được tham gia tổ chức tôn giáo không được Nhà nước cho phép. Trong 19 điều Đảng viên không được làm thì khoản 4 điều 18 cũng đề cập, Đảng viên không được tham gia, cổ súy tôn giáo không được Nhà nước thừa nhận. Nếu chiểu theo những quy định này là Đảng viên tham gia vào CLB này là vi phạm vào Điều lệ Đảng.
Tôi cho rằng, cần công khai danh tính cán bộ, công chức, Đảng viên tham gia CLB này. Về phía Đảng phải có kỷ luật Đảng, về phía chính quyền, người ở cơ quan trọng yếu tham gia thì nguy quá. Tôi cho rằng, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải vào cuộc, cơ quan điều tra phải vào cuộc, vì tổ chức, cá nhân gây phương hại cho xã hội, gây tác động tâm lý rất lớn cho một bộ phận nhân dân phải bị xử lý.
Cá nhân tôi cho rằng, CLB này nếu xuất hiện ở địa bàn xa xôi nào đó đã không chấp nhận được, huống hồ ở Thủ đô ngàn năm văn hiến, có nền văn hóa cao như thế, trong khi người tham gia có học hàm học vị thì họ vừa vi phạm pháp lý, vừa là về mặt đạo lý.
Cần có sự chỉ đạo mạnh mẽ hơn của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan truyền thông lên tiếng, đặc biệt, cơ quan bảo vệ pháp luật phải lên kế hoạch xử lý triệt để. Vì nếu không xử lý được vấn đề này thì niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của chúng ta bị xúc phạm. CLB này nói đây là thời mạt, mạt thế, dùng tiền để gieo duyên, tạo phước… Đấy chính là lợi dụng tâm linh để trục lợi.
Đặc biệt cần làm rõ, số tiền họ đóng góp đi đâu, dòng chảy của dòng tiền về hướng nào? Qua những bài đăng tải trên Báo Đại Đoàn Kết, ý kiến của những chuyên gia cho thấy, CLB này nguy hiểm với xã hội không chỉ ở 1 quận, không chỉ ở Thủ đô, không cẩn thận lây lan đến vùng khác thì rất khó kiểm soát. Điều này vừa gây tâm lý hoang mang, làm tan nát gia đình.
Đây không là hoạt động bình thường mà quá không bình thường, phải kiên quyết xử lý ngay cán bộ, Đảng viên tham gia CLB này. Phải xử lý nghiêm minh người cầm đầu, bởi hoạt động của CLB này có ý định chống phá mà núp dưới bóng dáng của tâm linh.
Kết quả không chỉ ở phòng hội thảo này mà phải đến cơ quan, tổ chức Nhà nước, có báo cáo đầy đủ tới các cơ quan có thẩm quyền như: Bộ Nội vụ, Bộ Công an. Các cơ quan liên quan như Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, MTTQ Việt Nam… phải vào cuộc.
Tôi thấy rất lạ là khắp nơi có tổ chức, HĐND, các đoàn thể chính trị xã hội… tại sao lại có một CLB hoạt động với thời gian dài, gây mất ổn định thế mà không hề có phản ảnh đến cơ quan thẩm quyền.
Tôi đánh giá cao Báo Đại Đoàn Kết là những "viên đạn" có sự công phá mạnh mẽ, có hiệu quả vào những thói hư, tật xấu. Rõ ràng loạt bài điều tra của báo đã có những hiệu quả bước đầu vì trước đây rất đông người tham gia CLB nhưng giờ đã ít đi.
Nhà báo Công Khanh:Khi báo Đại Đoàn Kết khởi động loạt bài và loạt phóng sự điều tra về CLB Tình Người, bên cạnh sự hưởng ứng của người dân, dư luận xã hội, sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng còn có sự hưởng ứng, đồng hành của các cơ quan thông tấn, báo chí khác như báo Nhân dân, báo điện tử VietNamnet,... tạo nên làn sóng truyền thông mạnh mẽ, truyền tải thông tin đến người dân. Tuy nhiên, báo Đại Đoàn Kết cũng hứng chịu những áp lực không nhỏ. Vậy, xin nhà báo Lê Anh Đạt, Phó Tổng Biên tập phụ trách báo chia sẻ về vấn đề này.
Nhà báo Lê Anh Đạt: Kính thưa các vị khách mời, thưa bạn đọc, theo bộ phận kỹ thuật báo cáo lên, hiện nay chúng ta có số người xem trực tiếp kỷ lục, chứng tỏ sự quan tâm của người dân đối với vấn đề này là rất lớn. Xn cảm ơn bạn đọc đang theo dõi chương trình.
Thứ nhất, vấn vấn đề về CLB Tình Người hoạt động ma mị không phải là vấn đề mới. Vấn đề này đã được một tờ báo rất có uy tín nêu, nhưng cuối cùng họ không theo được đến cùng. Rất có thể trong giai đoạn đó báo nêu thì điều kiện đấu tranh cần thiết chưa tới, cho nên tờ báo đó đã dừng lại.
Đấy chính là tiền đề đe doạ Báo Đại Đoàn Kết. Tôi dùng từ "đe doạ" chứ không nói xa nói gần, tức là họ nói rằng báo Đại Đoàn Kết đăng trên báo điện tử thì sẽ gỡ. Trong quá trình tác nghiệp của chúng tôi, chúng tôi có rất nhiều phương thức để làm báo. Chúng tôi đã đưa báo giấy vào cuộc. Tờ báo cua chúng tôi là một trong những ấn phẩm nghiêm ngắn của MTTQ Việt Nam, và báo giấy thì không gỡ được.
Và phải nói rằng chúng tôi có sức mạnh về sự công bố thông tin: Cái nào còn u minh thì chúng tôi đưa ra ánh sáng, cái nào còn tối thì chúng tôi đưa ra ánh sáng. Sức mạnh báo chí là sức mạnh của ánh sáng.
Đặc biệt, đi vào đề tài đầy gai góc, đầy nhạy cảm và động chạm như thế này, nếu chúng tôi không nhận được ủng hộ thì rất khó.
Khi mà chúng tôi đi được nửa đoạn đường thì khả năng bị "đổ" rất cao. Nhưng mà bên cạnh chúng tôi có rất nhiều sự ủng hộ, ví dụ như cơ quan chủ quảncủa chúng tôi là UBTƯ MTTQ Việt Nam ủng hộ. Từ góc độ cá nhân đến góc độ lớn hơn, tất cả các cán bộ có trách nhiệm đều nhận định là có những vấn đề liên quan đến mị dân, mê tín dị đoan.
Và trong quá trình Báo Đại Đoàn Kết đấu tranh thì những cán bộ trách nhiệm của Mặt trận Trung ương đều khuyên là "phải công tâm công khai, minh bạch và khách quan". Nếu không có sự ủng hộ lớn và mạnh như thế thì chúng tôi rất khó có thể chiến thắng được sự đe doạ.
Bởi vì như mọi người có thể thấy, họ không nói suông. Và họ đã làm được một số việc trong quá khứ và họ sẵn sàng làm việc đó với chúng tôi. Nhưng nói như thế để thấy những cơ quan ủng hộ, những cá nhân ủng hộ, những người có trí tuệ, có bản lĩnh song hành với chúng tôi rất nhiều. Bởi vậy tôi chưa bao giờ dao động niềm tin trong việc đấu tranh với CLB này.
Thứ hai, nhân giao lưu này tôi cũng muốn truyền tải thông điệp của báo vì thời gian qua, nhiều người cũng khá băn khoăn. Đó là những người đã từng tham gia CLB Tình Người trong đó có Đảng viên, và kể cả những người dân bình thường. Họ tham gia một thời gian rất ngắn thì thấy có cái không đúng và họ đã tỉnh ngộ. Họ quay lại "bắt tay" với báo chí, bắt tay với chúng tôi và có những lời nói động viên, những hành động tiếp sức để cổ vũ chúng tôi điều tra. Chúng tôi cho rằng họ rất dũng cảm, họ biết sai, biết không hợp lý, họ quay sang đấu tranh thì đó là những người bản lĩnh.
Nếu chúng ta rà soát lại cán bộ Đảng viên tham gia thì những người như vậy, tôi nghĩ rằng, không phải là những người sai lầm. Họ đã tỉnh ngộ rất sớm và trao đổi rất thẳng thắn với chúng tôi. Không có những thông tin từ họ, không có sự động viên khẳng định "phần đúng là phần đa" thì đường đi của chúng ta sẽ rất khó. Chúng tôi mong rằng, sau này chúng ta, kể cả Báo Đại Đoàn Kết cũng sẽ có trách nhiệm trong việc bảo vệ họ. Xét cho cùng, họ là những nguồn tin, mà trong làm báo thì có khi phải hy sinh chính mình để bảo vệ nguồn tin.
Còn những người đến bây giờ vẫn u mê, vẫn còn ở trong đó vẫn dùng lợi thế, uy tín công tác của mình để bảo vệ CLB, thì tôi nghĩ không thể dung thứ được. Tôi đã từng nói tại một status viết trên Facebook rằng, chỉ với một cám dỗ rất nhỏ bé, một bất trắc quá bé trong cuộc đời mà có thể sa sang phía "bên trái" thì không thể chấp nhận được.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn băn khoăn vì sao con người có thể bị giáo lý hổ lốn này mê hoặc. Tôi nghĩ rằng phải có cái gì đó mê hoặc? Làm sao có thể bị mê hoặc bởi những giáo lý thô sơ, khó hiểu như chúng tôi đề cập kia? Làm sao lay động? Làm sao có thể cuốn hút? Làm sao có thể ma mị được? Tôi đề nghị các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để làm rõ.
Để trả lời câu hỏi của nhà báo Nguyễn Công Khanh, nhân đây tôi cũng xin được cảm ơn các báo đã vào cuộc. Nếu về truyền thông thì đây là sự vào cuộc rầm rộ. Lần đầu tiên có sự vào cuộc mạnh mẽ, không có sự phân hoá giữa báo chính thống và mạng xã hội. Đây là một sự thống nhất, cơ bản để đi đến cái đích là đưa CLB Tình Người ra ánh sáng. Và cũng mong cơ quan chức năng minh bạch rất sớm, rất rõ ràng rằng sai hay đúng. Chúng ta không thể sống ở những lằn ranh mong manh như bây giờ. Có những người vẫn bị lôi kéo vào.
Nhân đây nói về sự áp lực, những công việc chúng tôi đang triển khai, chúng tôi cảm ơn sự vào cuộc của những người có trách nhiệm, thậm chí những người có sự ảnh hưởng trên mạng xã hội Facebook. Vai trò rất lớn của các tờ báo như nhà báo Công Khanh nói thì với sự dẫn dắt dư luận, sự ảnh hưởng của họ, thì khi các báo vào cuộc, đã tạo ra được hiệu ứng.
Hơn nữa, trong câu chuyện này, không phải chuyện riêng của Báo Đại Đoàn Kết. Đây là chuyện của tất cả chúng ta, như GS Hoàng Chí Bảo từng nói: Ngay ở Thủ đô Hà Nội, nơi mà mặt bằng kiến thức, tri thức, trách nhiệm cao hơn mà chúng ta thấy sự tồn tại đó mà không làm gì thì chính chúng ta cũng đang sai lầm, lạc lối chứ chưa nói đến người dân.
Nhân câu hỏi của nhà báo Công Khanh tôi cũng muốn nói rằng, con đường phía trước đối với chúng tôi rất khó khăn. Nếu màđĐấu tranh với những người ở bên kia ranh giới đúng sai thì rất dễ nhưng đấu tranh với những người trong lòng của chúng ta, những người rất hiểu chúng ta mà bảo vệ CLB thì thật sự khó. Vì nó không rõ ràng. Câu chuyện sắp tới của chúng tôi, câu chuyện đi đến sự minh bạch của chúng tôi rất cần sự vào cuộc của báo chí và các cơ quan chức năng và rất cần hơn nữa sự ủng hộ của độc giả.
Tôi cũng chia sẻ thêm, đây là toạ đàm thứ hai mà chúng tôi thực hiện nhằm khẳng định sự công khai, minh bạch với bạn đọc. Những thông tin bạn đọc nhận được qua toạ đàm, qua các diễn giả là hoàn toàn minh bạch, không còn qua lăng kính của chúng tôi nữa. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai đối với những vấn đề liên quan. Với cách làm như thế thì tôi cũng mong bạn đọc và những người liên quan ghi nhận đây là sự khách quan nhất của những người làm báo.
Nhà báo Công Khanh:Quay trở lại với trách nhiệm công chức với mê tín dị đoan, trả lời Đại Đoàn Kết, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng từng cho rằng, CLB Tình Người hoạt động được một thời gian dài, người dân cũng có ý kiến, bản thân người dân khi phát hiện báo chí đưa tin, dư luận xã hội phản ánh mà tại sao không vào cuộc? Vậy, vấn đề còn đặt ra đối với chính cán bộ, công chức quản lý địa bàn mà CLB này đã và đang hoạt động, thậm chí là sẽ hoạt động: Có hay không việc chưa sâu, sát và gần dân? Có hay không vấn đề thiếu trách nhiệm trong quản lý xã hội, quản lý địa bàn? Xin ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đánh giá về khía cạnh này?
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Xem báo Đại Đoàn Kết, tôi thấy độc giả gửi thư đến báo nói một câu rất hay: Cám ơn Quý báo đã giúp chúng tôi thoát khỏi "nhà tù" của mê tín dị đoan. Có thể thấy, người ta hình dung đây là một nhà tù, một nhà tù tồn tại giữa thủ đô, giữa thanh thiên bạch nhật, tồn tại trong một thời gian dài, với số lượng thành viên rất đông, với nhiều thành phần tri thức tham gia.
Hình thức hoạt động sôi nổi, phạm vi hoạt động rộng, không chỉ xoay quanh vấn đề “Tình người” mà còn liên quan đến những vấn đề về tài chính, kinh tế. Rất nhiều người mong muốn cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sớm vào cuộc vì họ thấy rất rõ nguy cơ của nó. Vậy tôi muốn đặt câu hỏi: Tại sao chỉ đến khi báo Đại Đoàn Kết vào cuộc và tiếp đó giới truyền thông lên tiếng thì chính quyền địa phương mới có tiếng nói chính thức của mình?
Chúng ta vẫn nói, chính quyền vì dân, sát dân, trọng dân, nhưng qua đây, tôi thấy chúng ta đều đang dùng “mỹ từ”, không thể vì dân, sát dân mà lại để tồn tại một câu lạc bộ như vậy với thời gian dài đến thế ngay giữa trung tâm.
Ở đây tôi đặt ra một số vấn đề: Một là, chính quyền thiếu nhận thức về mặt chính trị, nhận thức không tới, lệch lạc. Thứ hai, có khi những người làm chính quyền ở đây có quá nhiều việc “quan trọng” hơn để quan tâm, nên sao nhãng và không coi trọng vấn đề liên quan CLB Tình Người. Thứ ba, có thể trong chính quyền, có người đã tham gia vào CLB này, hoặc người nhà đã tham gia, hoặc cũng đã nhận được “chút đỉnh” nên vẫn “bình chân” không vào cuộc xử lý. Thứ tư tôi khẳng định đây là sự thiếu trách nhiệm của cơ quan chính quyền.
Chính quyền thiếu dũng khí để đưa việc này ra ánh sáng. Hoặc cấp tham mưu quá yếu, lúng túng không biết xử lý việc này thế nào. Và vấn đề nữa, có khả năng có sự bao che. Có thể lãnh đạo chính quyền đã nghe nhưng vẫn để đó “chưa sờ tới”. Và cũng có thể là bị đe dọa, như nhà báo Lê Anh Đạt vừa nói, có những đối tượng đã đe dọa những người dám lên tiếng.
Đặt ra những tình huống đó, nhưng tôi khẳng định có 4 nhóm nhân vật chủ chốt ở đây cần phải xem xét trách nhiệm. Một là cấp ủy, chính quyền, đây là cấp nắm quản lý, điều hành địa bàn đó, đã để yên cho một CLB hoạt động kéo dài nhiều năm mà không hề hay biết. Thứ hai vai trò của cơ quan quản lý địa bàn là Công an. Công an nắm địa bàn mà không hề biết hoạt động của CLB này, tức là “nắm quyền mà như không”. Thứ ba, công tác giám sát của Hội đồng nhân dân, của Mặt trận cơ sở có vấn đề. Tại sao khi báo Đại Đoàn Kết lên tiếng thì mới có sự vào cuộc của các tổ chức xã hội...
Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, Câu lạc bộ Tình Người còn ảnh hưởng rất lớn đến tài chính của thành viên tham gia. “Anh bỏ tiền mua một bát hương mấy chục triệu đồng..." rõ ràng ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, vậy tại sao không sớm được phơi bày. Đây là vấn đề có nhiều uẩn khúc, còn phải tiếp tục làm rõ rất nhiều vấn đề.
Ở đây tôi quan tâm đến ý kiến của Phó Chủ tịch UBND Cầu Giấy: Không phải những người tham gia CLB là người của quận Cầu Giấy, hiện trên địa bàn còn nhiều CLB đang hoạt động... Song vế thứ hai không thấy phản ánh.
Là người lãnh đạo chính quyền, anh không chỉ định hướng cho người ta tham gia những câu lạc bộ tốt mà còn phải định hướng cho họ loại bỏ tư tưởng không tốt. Người nắm vai chính quyền phải luôn có hai mặt: Một mặt, ươm mầm nuôi dưỡng những điều tốt đẹp để xã hội phát triển, mặt khác phải bài trừ những điều xấu, bảo vệ sự bình yên của các gia đình trên địa bàn.
Như vậy nếu chỉ dừng lại như lời Phó Chủ tịch UBND quận Cầu giấy, mới chỉ hoàn thành một nửa trách nhiệm.
Nhân diễn đàn này, tôi muốn gửi ý kiến của mình đến các cơ quan chức năng quận Cầu Giấy: Chính quyền Cầu Giấy đã làm những gì để phòng chống những thói hư tật xấu, mê tín dị đoan, để bài trừ những cái xấu, giữ điều tốt đẹp cho xã hội?
Nhà báo Công Khanh: Một trong những vấn đề được dư luận và cơ quan quản lý đặt ra là mê tín dị đoàn còn có thể thâm nhập vào tư tưởng của cán bộ, Đảng viên, làm cho cán bộ, Đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, thay đổi quan điểm, lập trường cách mạng. Không ít cán bộ, Đảng viên, công chức chỉ vì mê muội đã từ bỏ việc rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu và vai trò tiên phong, gương mẫu để chờ đợi vào số mệnh, sự may rủi, cầu xin sự ban ơn, che chở của thần linh và cách đấng siêu nhiên.
Vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp gì để cảnh tỉnh những người tham gia là cán bộ, công chức. Bên cạnh đó cần phải giúp đỡ, hỗ trợ gì nếu những cán bộ, công chức này là nạn nhân. Và cần phải răn đe thế nào nếu những cán bộ, công chức tiếp tay, che chắn cho hoạt động sai trái của CLB này.
Xin mời GS Hoàng Chí Bảo cho ý kiến về vấn đề này.
GS Hoàng Chí Bảo: Trước khi trả lời câu hỏi của nhà báo Công Khanh tôi xin trao đổi lại với Phó Tổng Biên tập Lê Anh Đạt rằng, cuộc đấu tranh của các bạn hiện nay không đơn độc đâu: Ai có lương tri đều ủng hộ. Tôi tin rằng xung quanh các bạn còn rất nhiều người tiếp sức các bạn đi đến cùng việc này.
Vấn đề thứ 2, CLB này huy động tiền lên tới hàng chục tỷ đồng trên phạm vi cả nước. Vậy số tiền lớn như vậy có vi phạm pháp luật không?, thậm chí có động cơ chính trị nếu những đồng tiền này không công khai minh bạch?
Gần đây, khi chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói không chỉ chống tham nhũng mà còn chống cả tiêu cực nữa. Đó là thông điệp rất mạnh mẽ.
Những điều xảy ra ở CLB Tình Người là rất tiêu cực, thậm chí tệ nạn nữa. Tôi cho rằng, câu chuyện thức tỉnh, cảnh báo, chống tiêu cực là rất cần thiết.
Còn Đảng viên tham gia, cổ suý cho nó thì không thể nói gì hơn là tư tưởng đang lệch lạc. Văn kiện Đảng nói rằng chúng ta phải chống suy thoái, chống cái xấu, cái ác. Phải rõ ràng, câu chuyện này có trách nhiệm người tham gia xét trên bình diện đạo đức, lối sống của người Đảng viên.
Ngoài ra, tôi đề nghị, trong khi chờ đợi có kết luận chính thức, chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng bầu không khí phê phán để cả xã hội cùng đồng thuận chống lại cái xấu, cái ác này. Khi có kết luận các cơ quan chức năng phải công khai, để cảnh tỉnh răn đe.
Điểm thứ ba, chúng ta chú trọng phối hợp, phối hợp giữa Mặt trận với các cơ quan báo chí, các đoàn thể như đoàn Thanh niên, hội phụ nữ để ngăn chặn cái xấu, cái ác.
Tôi lấy ví dụ, thầy giáo tham gia (CLB Tình Người) do tiếng nói của họ với học sinh rất uy tín nên nguy hại khôn lường. Những cái xấu độc này ngấm dần, ngấm từ từ vào thế hệ trẻ thì hậu quả khôn lường.
Có thể coi những hoạt động CLB Tình Người, như chúng ta đã biết, là phản văn hoá, phản đạo đức trái với mục tiêu phát triển của xã hội đến mất ổn định trong xã hội, làm hư hỏng một bộ phận Đảng viên.
Nhà báo Công Khanh: Thưa quý vị độc giả, CLB Tình Người không chỉ gieo duyên, gieo rắc tới người lớn những quan điểm mơ hồ, lệch lạc mà còn mở các hoạt động là Vĩ nhân tương lai, mà người tham gia nhỏ tuổi nhất là sinh năm 2011. Trong đó có nhiều thiếu niên cũng đứng lên giao giảng về vong, nghiệp… Thưa ông Lê Như Tiến, là người có từng giữ trọng trách tại Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông có ý kiến thế nào với các cán bộ công chức tham gia CLB này, thậm chí còn gieo duyên cho cấp dưới, đưa con em mình tới tham gia?
Ông Lê Như Tiến: Tôi rất trăn trở về thế hệ trẻ khi còn làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Thanh thiếu niên, nhi đồng của QH. Tôi dã từng nói nhiều tiếng nói bảo vệ thanh thiếu niên, nhiều lần lên tiếng về sự xuống cấp, sự đáng báo động trong học đường liên quan đến thanh, thiếu niên. Sự việc của CLB Tình Người đã rung lên tiếng chung cảnh báo. Chỉ riêng tên gọi của CLB tiếng là gắn kết tình người, gieo duyên mà phá vỡ tình người, phương hại đến lớp trẻ, lớp khả năng tự vệ kém, hay bị lôi kéo, dẫn dụ bằng chữ tình người này. Tôi cho rằng các em rất dễ sập bẫy. Do đó, gia đình nhà trường phải vào cuộc, khu dân cư nào có em tham gia cảnh báo để họ không bị sập bẫy trước sự dẫn dụ “hay ho” đó mà không có lối thoát.
Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục thanh niên, thiếu niên đã đề cập nhiều cơ quan, tổ chức trong đó, có đoàn thanh niên, phụ nữ phải vào cuộc để bảo vệ chính con em. Bởi nếu không cảnh báo kịp thời lớp trẻ dễ bỏ học, bê trễ công việc, thậm chí là họ chống đối, vì bập vào “ma túy về mặt tâm linh” thì sẽ uy mê, họ có thể chống lại thầy cô và gia đình của chính họ.
Nhà báo Công Khanh: CLB Tình Người không chỉ gieo duyên, gieo rắc cho người lớn, mà tham gia vào những lớp vĩ nhân tương lai có rất nhiều người trẻ, có người tham gia mới tròn 10 tuổi. Tại các buổi chia sẻ có nhiều thiếu niên chia sẻ về vong, về nghiệp… Với tư cách là người đã từng giữ trọng trách quan trọng của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông có ý kiến gì về việc này, điều này nguy hại thế nào với thế hệ tương lai?
Ông Lê Như Tiến: Tôi rất trăn trở về thế hệ trẻ khi còn làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Tôi dã từng nói nhiều tiếng nói bảo vệ thanh thiếu niên, nhiều lần lên tiếng về sự xuống cấp, sự đáng báo động trong học đường liên quan đến thanh, thiếu niên. Sự việc của CLB Tình Người đã rung lên tiếng chung cảnh báo. Chỉ riêng tên gọi của CLB tiếng là gắn kết tình người, gieo duyên mà phá vỡ tình người, phương hại đến lớp trẻ, lớp khả năng tự vệ kém, hay bị lôi kéo, dẫn dụ bằng chữ tình người này. Tôi cho rằng các em rất dễ sập bẫy. Do đó, gia đình nhà trường phải vào cuộc, khu dân cư nào có em tham gia cảnh báo để họ không bị sập bẫy trước sự dẫn dụ “hay ho” đó mà không có lối thoát.
Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục thanh niên, thiếu niên đã đề cập nhiều cơ quan, tổ chức trong đó, có đoàn thanh niên, phụ nữ phải vào cuộc để bảo vệ chính con em. Bởi nếu không cảnh báo kịp thời lớp trẻ dễ bỏ học, bê trễ công việc, thậm chí là họ chống đối, vì bập vào “ma túy về mặt tâm linh” thì sẽ uy mê, họ có thể chống lại thầy cô và gia đình của chính họ.
Nhà báo Công Khanh:Thông qua buổi tọa đàm, việc bảo vệ thanh thiếu niên nhi đồng, những học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nướclà rất quan trọng, không để thế hệ trẻ bị dẫn dụ theo con đường u mê, tăm tối về tinh thần.
Thưa Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, độc giả nêu vấn đề rằng, với những biểu hiện suy thoái đạo đức nêu trên của những công chức tham gia CLB Tình Người, rất cần một cuộc tổng rà soát lại trong cơ quan, đơn vị mình ai là người đã vi phạm khi tham gia CLB Tình Người.
Xử lý cán bộ tham gia vào CLB Tình Người như thế nào đang cần sớm có câu trả lời. Vi phạm tới đâu xử lý tới đó, trách nhiệm tới đâu xử lý tới đó. Đó cũng chính là đòi hỏi của cuộc sống, cuộc sống mà gần 100 triệu người Việt Nam không tiếc sức mình cùng chung sức dựng xây.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Tham gia CLB này, có người bị dụ dỗ bởi mê tín dị đoan, nhưng cũng có người bị mê tín dị đoan ảnh hưởng quá mạnh dẫn đến tê liệt nhận thức. Chúng ta cần có cuộc tổng rà soát để đánh giá lại các thành phần tham gia CLB, bên cạnh đó đánh giá cán bộ của chúng ta.
Ở đây, tôi muốn nêu quan điểm, những người tham gia CLB này đều mắc sai phạm. Song theo tôi, tùy vào tính chất, mức độ tham gia của từng người để có những hình thức xử lý hợp lý. Có nhiều loại sai phạm: Một là chỉ huy cầm đầu, thứ hai là người giúp sức, thứ ba là nạn nhân. Các loại sai phạm có từng mức độ nên chúng ta cũng cần phải phân định rõ ràng, để việc xử lý phải đảm bảo công tâm, công khai, công bằng. Ở đây tuyệt đối không bao che, không làm giảm nhẹ những người đáng ra phải xử nặng. Bên cạnh đó, cần phải bảo vệ những người là nạn nhân, và những người chủ động rút khỏi CLB này, chủ động hợp tác với cơ quan chính quyền. Đặc biệt không xử oan người bị hại.
Ở đây công tác phối hợp rất quan trọng!
Đối với cán bộ công chức tham gia CLB, phải khẳng định rõ trách nhiệm về mặt đạo đức. Đạo đức là cội nguồn của mọi vấn đề về chính trị và tư tưởng. Thứ hai về kỷ luật Đảng, thứ ba xem xét xử phạt về vi phạm hành chính, và cuối cùng là xử lý hình sự. Tôi thấy nhiều độc giả ở các tỉnh thành phố nêu ý kiến trên báo Đại Đoàn Kết đều khẳng định đây là vấn đề sai trái, phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Bởi vậy, cần phải đặt ra cả vấn đề xử lý hình sự.
Theo tôi, sau đây báo Đại Đoàn Kết cần phối hợp với các cơ quan báo chí khác tham mưu các cấp chính quyền tiếp tục cảnh giác về hoạt động của CLB này. Cảnh giác với sự biến thái, đổi màu, chuyển sang hoạt động với phương thức khác của CLB, “thay tên đổi họ”... Bên cạnh đó, tham mưu cơ quan chức năng phải tăng cường quản lý nhà nước, tăng cường giám sát, công tác dân vận, phổ biến chính trị pháp luật. Chúng ta không thể lường được, có hay không có các thế lực thù địch đứng đằng sau, cài cắm vấn đề này vào làm mu muội người dân? Tôi trộm nghĩ, trong lãnh đạo về chính trị, chúng ta cũng phải dựa vào cả vấn đề tâm linh để lãnh đạo, vậy nên không loại trừ các đối tượng xấu lợi dụng vấn đề này để thực hiện những âm mưu xấu. Do đó, qua đây, tôi mong muốn báo Đại Đoàn Kết cùng các cơ quan truyền thông cần nêu bật được vấn đề này giúp các cấp chính quyền, người dân cần nâng cao cảnh giác.
Nhà báo Công Khanh: Thưa ông Lê Như Tiến, cơ quan chức năng thu thập tài liệu, tâm linh hỗn hợp CLB này chia sẻ, các tài liệu này quận Cầu Giấy nêu rất rõ, các tài liệu này có nội dung tôn giáo, tâm linh hỗn hợp, chỉ một số tài liệu được cơ quan thẩm quyền cấp phép. Trách nhiệm của đơn vị quản lý địa bàn thế nào khi để lọt tài liệu này, để họ tuyên truyền đến hàng vạn người trong thời gian rất dài?
Ông Lê Như Tiến: Tôi từng tham gia biểu quyết, phản biện luật Xuất bản của Quốc hội. Trong Luật Xuất bản ghi rõ, chỉ có nhà xuất bản có thẩm quyền được cấp phép cho tài liệu in ấn. Trong khi CLB này in ấn hàng vạn tài liệu hỗn hợp như vậy có NXB nào quản lý ấn phẩm này không? Một cuốn sách dùng trong tọa đàm có vài trăm người biết, tổ chức trực tuyến lớn hơn. Ấn phẩm xuất bản với hàng vạn bản thì sức lan tỏa rất lớn mà lại không nằm trong danh mục được nhà nước cho phép, họ tự tuyên truyền theo kiểu mê tín, lạc lối sống đạo đức của người Việt phải bị tịch thu không cho lưu hành. Tôi thấy điều này rất nguy hại bởi vì cuốn sách này xuất hiện trong 1 gia đình thì không chỉ một người mà chục người bị tuyên truyền, làm sai lệch nhận thức, đặc biệt với giới trẻ, lớp người khá nhạy cảm, họ tưởng đó là cái mới cần theo, khả năng tự bảo vệ rất kém mà tin theo thì rất nguy hại.
Tôi cho rằng, cấp có thẩm quyền cần thu hồi, người làm an ninh văn hóa phải vào cuộc. Cơ quan điều tra vào cuộc sớm có kết luận điều tra và công khai, công bố cho toàn dân biết. Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh, không để những tổ chức nhân dân danh những điều hay, điều tốt nhưng bản chất lại đi ngược lại tất cả tiếp tục xuất hiện.
Cần công khai danh tính cán bộ, Đảng viên, để cảnh báo, răn đe giáo dục để sau này không thể có các CLB khác dùng chiêu trò thế này lung lạc họ tham gia để cán bộ, Đảng viên phải tự bảo vệ mình bằng chính kháng thể của từng mỗi con người.
Nhà báo Công Khanh: Xin thưa GS Hoàng Chí Bảo, qua buổi tọa đàm hôm nay, qua rất nhiều ý kiến của các vị khách mời. Xin GS cho biết cần rút ra bài học gì nhất là công tác bảo vệ công chức, Đảng viên?
GS Hoàng Chí Bảo: Bài học thứ nhất chú trọng bài học nhận thức cho Đảng viên công chức và người dân. Chúng ta đổi mới hơn 3 chục năm, mà đổi mới tư duy còn chậm. Chúng ta phải giáo dục nhận thức để có tư duy khoa học, sáng suốt nhận thức thì anh sẽ tránh xa những việc này. Trong triết học là u mê, tức tăm tối.
Nhiều năm gần đây xảy ra bao nhiêu chuyện từ nữ sinh giao gà, Ba Vàng rồi Tình Người. Nên nhận thức là bài học muôn thủa, chú trọng giáo dục niềm tin khoa học.
Thứ 2, đề cao tinh thần trách nhiệm và kỷ cương pháp chế xã hội. Thực hành dân chủ gắn liền với tăng cường pháp chế và kỷ cương xã hội. Anh không điều chỉnh thì pháp luật điều chỉnh. Tài liệu tuyên truyền là pháp bảo thì NXB phải trách nhiệm liên đới, ai cho phép, ai cấp phép số lươngj lớn thế này. Tài liệu phỉ báng, tại sao lại mạt vận, mạt thế ở đây? Điều này phải xử lý. Chúng ta không phức tạp hoá, không cường điệu hoá, tất cả luận điệu như vậy mang ý đồ đen tối phá hoại cuộc sống.
Nhà báo Công Khanh: Bài trừ mê tín dị đoan không phải công việc của riêng cá nhân nào mà là công việc của cả hệ thống chính trị. Sự suy thoái về lý trí, quan điểm lập trường không vững vàng rất dễ sa vào sự mù quáng, mê muội. Bài trừ mê tín dị đoan cần được bài trừ ngay trong những Đảng viên, cán bộ, công chức Nhà nước. Những người này không sa vào mê tín dị đoan là chưa đủ mà cần có sự tuyên truyền cho người thân tránh xa tệ nạn này.
Những ý kiến quan trọng của các vị khách mời sẽ được báo Đại Đoàn Kết tổng hợp và kiến nghị tới cơ quan chức năng, cung cấp thông tin đa chiều, khách quan tới độc giả. Xin mời Phó Tổng Biên tập phụ trách Lê Anh Đạt phát biểu kết luận tọa đàm.
Nhà báo Lê Anh Đạt: Kính thưa các vị khách mời, thưa quý bạn đọc, cho đến bây giờ là gần 12h trưa, lượng theo dõi của chúng ta vẫn rất đông, khoảng 55 nghìn người theo dõi trực tiếp. Cũng đã có 400 câu hỏi gửi về. Tuy nhiên trong khuôn khổ toạ đàm, những câu hỏi trực tiếp gửi về đây, tôi thấy thấp thoáng trong các phần phát biểu của GS Hoàng Chí Bảo, của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, ông Lê Như Tiến đều đã có những trả lời. Trong thời gian ngắn này, khó có thể trả lời hết được, chúng tôi sẽ căn cứ vào các tổng hợp để trả lời dần trên báo những vấn đề để chúng ta sáng tỏ hơn.
Hôm nay, khách mời của Tọa đàm đều là những người có uy tín, có thâm niên công tác, trải nghiệm công tác, với tư cách là ngừoi chủ trì cơ quan, chúng tôi xin được tiếp thu những kinh nghiệm cũng như kiến thức các vị trao đổi lại.
Với tư cách chủ nhà, chủ trì toạ đàm, tôi xin có ý kiến gửi đến bạn đọc và các cơ quan chức năng.
Thứ nhất, chúng ta bàn nhiều về địa bàn quản lý. CLB Tình Người đã đã rời trụ sở số 68 Dương Đình Nghệ để đi tìm nơi khác, thì có nghĩa là sẽ có một địa bàn nào đó ở nơi nào đó họ đang hoạt động. Chúng tôi đề nghị với các phân tích của các vị khách mời, Chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi cách quản lý địa bàn. Vì nếu không có địa bàn hoạt động thì họ lấy gì mà hoạt động?
Nếu nơi đó địa bàn quản lý nghiêm, sâu sát, nắm bắt được thì rất khó có clb hoaht động được như vậy. nhân hội thảo này, chúng tôi đề nghị các địa bàn quản lý tốt địa bàn mình. Ví dụ như ôngLê Như Tiến nói, thanh niên thì có đoàn thanh niên, phụ nữ có hội phụ nữ, trẻ em thì có hội bảo vệ trẻ em… và tất tần tật các thành phần đều có cơ quan bảo vệ.
Vậy thì Không có điều gì mà không quản lý, kiểm soát sđược địa bàn hoạt động của CLB Tình Người? và họ vẫn đang nghiễm nhiên thông báo sẽ tiếp tục hoạt động trên địa bàn Hà Nội.
Ý thứ nhất chúng tôi muốn gửi đến cơ quan chức năng địa bàn, những người sát dân nhất thì phải kiểm soát việc này. Việc này không có gì khó cả.
Thứ hai, là việc đổi màu. Chắc chắn cái này sẽ diễn ra. Cái này không là vấn đề gì cả, nếu chúng ta mà giăng angten lên, thực sự quan tâm việc này thì họ sẽ không đổi màu được, chỉ trừ những người chúng ta giao nhiệm vụ vẫn chưa tỉnh ngộ được, vẫn có động thái tiếp xúc với sự biến đổi này thì mới khó.
Như ông Lê Như Tiến nói, không tình người thì cũng sẽ nhân lên đổi tên hoặc đổi màu, đổi hình thức hoạt động nào đó. Với cách chúng ta giám sát như hiện tại thì khó. chúng ta cần phát huy hết trách nhiệm của mình.
Ý nữa chúng tôi cũng muốn gửi đến các cơ quan chức năng là, chức năng của các cơ quan báo chí không thể làm thay các cơ quan chức năng được, như công an. ở đây với kinh nghiệm ĐBQH và là tiến sĩ luật thì ông Lưu Bình Nhưỡng đã nói gần hết những điều chúng tôi muốn nói. Thế thì báo chí có chức năng gì?
Chúng tôi không quy kết, không xét xử và cúng không làm những việc của cơ quan Công an hay cơ quan chức năng khác.
Chúng tôi chỉ có quyền công khai minh bạch, đề nghị sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Thứ nhất là, đẩy nhanh tiến độ xử lý. Ví dụ như việc điều tra của cơ quan Công an. Nhưng có những thứ đã rõ như ban ngày. Đây là lần thứ hai chúng ta tổ chức hội thảo liên quan đến việc của LCB Tình Người. Chúng tôi mời đến những người trân quý, được xã hội tin yêu, tin tưởng, đó là GS Hoàng Chí Bảo, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, ông Lê Như Tiến.
Trước đó GS Lê Văn Lan đã khẳng định, những giáo lý của CLB Tình Người là sai trái. Vậy có điều gì nữa mà các cơ quan chức năng đặc biệt không liên quan đến xét xử không nêu một quan điểm thật mạnh mẽ, vững vàng? Để chúng ta vạch một cái vạch rất rõ ràng đâu đúng đâu sai.
Những người ở trong đó thì vẫn nghĩ là họ đúng. Vậy thì chúng ta phải rất rõ ràng chỗ này, ví dụ như văn hoám, tôn giáo… thì phải rất mạnh mẽ, bắc bỏ ngay.
Một lần nữa, thay mặt những người thực hiện chương trình, chúng tôi bày tỏ sự phẫn nỗ khi định nghĩa thời này là thời mạt, thời chúng ta đang sống là thời mạt. đây là một sự xúc phạm. nói rằng mạt vận, mạt thời… thì đó là xúc phạm những gì chúng ta đang sống. một lần nữa chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng phải xử lý vấn đề này nay, không để lâu sẽ rất dở.
Thứ nữa, cụ thể hoá thêm, vì chúng tôi làm thực tiễn. về lý luận, GS Hoàng Chí Bảo đã nói rồi, chính là giáo dục chính trị đạo đức lối sống. xét về cụ thể trong câu chuyện này, chúng tôi cũng nhắc nhở một điều rằng, ngay trong gia đình mình, ngay bên cạnh là con mình, vợ mình, mà có những diễn biến lien quan đến CLB Tình Người mà nhiều người cũng không nắm bắt được. trong quá trình thực hiện điều tra trên báo, chúng tôi nhận được rất nhiều những chia sẻ rất chân thành của bạn đọc
Rằng người trong gia đình mình tham gia mà chúng ta không nhận ra được. và họ từ chối mọi sự giải thích. Và họ đau khổ. Để thấy rằng sự quan tâm của chúng ta trong gia đình mình, trong trường học của mình, trong cơ quan của chúng ta có vẻ chưa sâu sát, chân thành. Vì thế cũng cần quay lại quan tâm những người thân của mình, con mình, vợ mình, chồng mình... để không bị những câu chuyện như thế này lôi kéo đi.
Quá trình thực hiện tôi gặp những câu chuyện rất nhiều nước mắt. tôi cũng nhân dịp này nhắc nhở mọi người quan tâm người than mình nhiều hơn, chứ không thể tự tin nói rằng con tôi ngoan lắm, chồng tôi ngoan lắm, an hem tôi ngoan lắm…
Đôi khi họ đang ở nơi nào đó mà mình không nắm bắt được do không chia sẻ với nhau.
Điều nữa, như GS Hoàng Chí Bảo và các khách mời nói ở đây phân tích, báo chí chúng tôi đã lên tiếng rất mạnh mẽ, nhưng hành trình để thay đổi nhận thức, có sự thống nhất trong xã hội, hay có tiếng nói đồng nhất về những vấn đề sai trái, đcawj biệt trong vấn đề mê tín dị đoan thì là hành trình rất dài. Chúng tôi khi thực hiện chương trình, những nhà báo tiếp cận với sự việc qua phân tích của các khách mời lại càng thấy cực kỳ lo lắng về sự ảnh hưởng rất lớn, sự lien quan đến tư tưởng tâm lý với những người tham gia clb tình người này. có những người như ở cõi mê, kể cả khi rời khỏi clb rất lâu rồi vẫn không tỉnh được. họ cần liệu pháp thực sự về mặt tinh thần để trở lại. vì ảnh hưởng về đầu óc, tâm hồn rất lâu dài. Chúng tôi mong các cơ quan văn hoá, báo chí khác cũng vào cuộc để chúng ta có thể đẩy nhanh việc thống nhất suy nghĩ, hành động về việc lien quan không chỉ là clb tình người.
Điều cuối cùng chúng tôi mong muốn, là sau khi kết thúc toạ đàm này các cơ quan chức năng sẽ công bố những điều lien quan đến tình ngừoi khi có kết quả điều tra như gs hoàng chí bảo đã nói, chỉ có công khai minh bạch, chúng ta mới ra khỏi được chuyện này một cách khách quan nhất, công bằng nhất và mới rút ra được bài học.
Tôi nghĩ là, nếu không có quyết tâm cao thì sự lo lắng của bạn đọc cực kỳ lo lắng. trên tất cả trên các phương tiện chúng tôi giao tiếp với bạn đọc, đều nhận thấy sự lo lắng bởi vì họ ở trong họ mới biết thực sự vấn đề.
Như vậy, đến giờ phút này, chúng tôi đã làm gần hết các phần việc của một cơ quan truyền thông. Và chúng tôi cũng sẽ vẫn tiếp tục.
Chúng tôi cũng mong các vị khách mời như GS Hoàng Chí Bảo, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, ông Lê Như Tiến sẽ tiếp tục đồng hành cùng báo đại đoàn kết để chúng tôi có được Sức mạnh về khoa khọc, trí tuệ, pháp luật cũng như là sự ủng hộ để chúng tôi tiếp tục đi tiếp con đường này. Chúng ta cũng cần khẳng định lại rằng con đường phía trước cũng còn rất nhiều khó khăn.
Nhân đây chúng tôi cũng cảm ơn hệ thống cán bộ MTTQ Việt Nam và hệ thống Mặt trận khác. Chúng tôi nhận được rất nhiều sự động viên tinh thần, sự chỉ bảo, cung cấp thong tin cũng như trao đổi lại về mặt nghiệp vụ, để chúng tôi có thể vững tâm.
Chúng tôi cũng cảm ơn bạn đọc, những người cho đến bây giờ vẫn theo dõi trên kênh của chúng tôi. Nếu không có lực lượng bạn đọc này thì chúng tôi không dám đi tiếp. cho nên, rất mong các bạn tiếp tục đồng hành cùng Báo Đại Đoàn Kết, để chúng ta tiếp tục cuộc hành trình đi đến việc phân định rõ rang đúng sai, không thoả hiệp, đi đến tận cùng câu chuyện cái nào là chánh tín, cái nào là mê tín? Cái nào là khoa học, cái nào là u mê?
Toạ đàm hôm nay có thể nói rất cầu thi, rất tích cực, không muốn nhằm vào bất cứ ai. Chúng tôi muốn tất cả chúng ta hướng đến một xã hội tốt đẹp, lành mạnh, có quan điểm để phân biệt cái đúng cái sai. Và một lần nữa chúng tôi cũng khẳng định là không thể thoả hiệp được, đúng là đúng, sail à sai.
Trên hành trình này, với Báo Đại Đoàn Kết của chúng tôi, như GS Hoàng Chí Bảo nói, chúng tôi không đơn độc. Rất mong tất cả mọi người tiếp tục ủng hộ Báo Đại Đoàn Kết, ủng hộ cuộc đấu tranh chống tiêu cực của Báo Đại Đoàn Kết.