Thursday, 28/03/2024

Khi đang uống thuốc, nên tuyệt đối tránh xa những loại nước này

09:57 14/09/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Khi bị bệnh phải uống thuốc, nhiều người vẫn giữ thói quen uống một số loại nước ưa thích, nhưng chúng có thể làm giảm tác dụng thuốc thậm chí gây hại.

Nước ép bưởi

Bình thường nước ép bưởi rất tốt cho sức khỏe bởi nó chứa hàm lượng rất cao vitamin cũng nhiều khoáng chất hữu ích. Nhưng khi bạn đang phải uống thuốc thì nước ép bưởi không đem đến lợi ích, thậm chí nó còn làm mất tác dụng của thuốc, khiến bạn uống thuốc mãi mà không khỏi. Nước ép bưởi gây phản ứng tiêu cực với hơn 50 loại thuốc. Do đó, nếu đang phải uống thuốc bạn nên tránh uống loại nước ép này.

Nước ép cam hoặc nước chanh

Trong nước ép cam và nước chanh chứa hàm lượng vitamin C cao cùng lượng đáng kể axit. Nếu bạn sử dụng 2 loại nước này khi đang uống thuốc sẽ khiến thuốc bị mất gần hết tác dụng.

Rượu

Uống nhiều rượu vốn dĩ đã có hại cho sức khỏe và tác hại của nó càng tăng lên nhiều lần nếu bạn uống chung với thuốc Rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc Đặc biệt nếu bạn uống rượu khi đang sử dụng thuốc thần kinh trầm cảm nó có thể gây ra chứng đau đầu tăng nhịp tim và dễ đột tử

Nước ép lựu

Nước ép lựu rất thơm ngon, bổ dưỡng và là món đồ uống ưa thích của nhiều người. Dù vậy nhưng nếu đang dùng các loại thuốc trị cao huyết áp thì bạn nên dừng uống nước ép lựu. Bởi trong loại nước này có chứa enzyme làm giảm tác dụng của thuốc.

Sữa, sữa đậu nành và đồ uống pha chế từ sữa

Rất nhiều người có thói quen uống sữa cùng với thuốc hoặc uống sữa ngay sau khi vừa uống thuốc. Điều này không tốt một chút nào. Bởi các chất dinh dưỡng của sữa khi kết hợp với thành phần thuốc sẽ gây phản ứng không tốt, làm giảm tác dụng của thuốc. Chính vì thế, bạn chỉ nên uống sữa sau khi uống thuốc từ 3 – 4 tiếng. Với trẻ nhỏ, cũng nên đợi ít nhất 2 tiếng sau khi uống thuốc mới sử dụng sữa.

Cà phê, nước trà, coca-cola

Một số người lại có thói quen uống thuốc bằng nước trà hoặc cà phê. Điều này cũng làm giảm hầu hết tác dụng của thuốc, khiến bệnh lâu khỏi. Không những vậy uống cà phê cùng thuốc sẽ gây hại cho dạ dày nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm

Nước uống thể thao

Trong các loại nước uống thể thao có nồng độ kali cao. Nếu bạn đang uống thuốc chống suy tim hoặc thuốc hạ huyết áp mà uống loại nước này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe

Những thuốc và thực phẩm tuyệt đối không dùng chung

Bưởi và thuốc giảm mỡ máu statin

Ăn bưởi khi uống statin sẽ trở nên nguy hiểm thuốc bị enzim trong nước bưởi phá vỡ và lưu lại trong gan ruột non Nồng độ thuốc trong máu tăng lên khiến các tác dụng phụ như đau cơ trở nên nặng nề. Tốt nhất là bạn không ăn bưởi nếu đang dùng statin.

Cam và thuốc kháng histamin điều trị dị ứng

Các loại quả họ cam chanh khiến cơ thể không thể hấp thụ thuốc kháng histamin Nước cam ngăn chặn hoạt động của các protein có nhiệm vụ vận chuyển thuốc đi khắp cơ thể khiến thuốc không còn tác dụng. Để vẫn thưởng thức nước cam trong thời gian sử dụng thuốc, bạn hãy uống hai thứ này cách xa nhau, ví dụ nước cam vào buổi sáng và thuốc vào ban đêm.

Cải xoăn, cam thảo và thuốc làm loãng máu

Cải xoăn rau chân vịt, súp lơ xanh và cải brussel đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nếu ăn khi uống thuốc làm loãng máu như coumadin hay warfarin. Vitamin K trong các loại rau lá xanh này là chất đông máu tự nhiên sẽ vô hiệu hóa thuốc. Cam thảo cũng dẫn đến tình trạng tương tự, đặc biệt là khi dùng với coumadin. Tốt nhất, nếu đang phải uống thuốc làm loãng máu, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những thực phẩm cần tránh.

Thức ăn mặn và thuốc giảm huyết áp

Người đang uống thuốc giảm huyết áp nên hạn chế muối vì ăn mặn sẽ khiến huyết áp tăng trở lại và thuốc mất hiệu quả. Trong trường hợp ăn rau củ đóng hộp, bạn hãy rửa qua với nước sạch để nhạt bớt.

Theo báo Tiền Phong

https://tienphong.vn/khi-dang-uong-thuoc-nen-tuyet-doi-tranh-xa-nhung-loai-nuoc-nay-post1469149.tpo

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke