Thursday, 21/11/2024

Hôn mê sau khi bị viên gạch rơi vào chân

14:13 03/07/2023

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 15 ngày sau khi bị gạch rơi vào ngón chân phải, người đàn ông ở Hà Nam có biểu hiện khó nói, cứng hàm và được bác sĩ phát hiện mắc uốn ván.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Phương, khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội, thông tin đã tiếp nhận nam bệnh nhân 30 tuổi, quê tại Hà Nam, được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.

Người nhà cho biết bệnh nhân bị gạch rơi vào ngón chân phải và không xử trí vết thương. 15 ngày sau, bệnh nhân xuất hiện khó nói, cứng hàm, miệng há được 2 cm. Người nhà đưa bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị uốn ván nên chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị. Sau đó, người đàn ông được hồi sức tích cực, mở khí quản, thở máy trong hơn một tháng.

Trong quá trình nằm điều trị bệnh uốn ván hơn một tháng tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân phải mở khí quản, thở máy. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Phương cho biết uốn ván là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Trực khuẩn uốn ván tồn tại trong ruột của súc vật, nhất là trong ruột các loại ăn cỏ như ngựa, trâu, bò. Tại đây, vi khuẩn cư trú một cách bình thường không gây bệnh.

Thông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật. Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử hoặc các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho nha bào uốn ván phát triển.

Để phòng bệnh, người dân cần đi tiêm phòng vaccine uốn ván đầy đủ. Khi có vết thương to hay nhỏ vẫn, người dân cần xử trí đúng cách. Bác sĩ Phương cho biết đầu tiên cần rửa dưới vòi nước sạch để chất bẩn ra ngoài, làm sạch vết thương. Nếu vết thương chảy máu và dính nhiều bùn cát, bạn nên dùng oxy già sát khuẩn đẩy các hạt bụi, cát bẩn ra ngoài.

Nếu vết thương có dị vật, người dân cần rửa sạch tay rồi lấy dị vật ra, băng bó vết thương, tránh băng bó kín, chặt sẽ tạo môi trường kị khí để nha bào uốn ván phát triển. Nếu dị vật to hoặc nằm sâu, bạn nên đến cơ sở y tế.

Nếu vết thương xuất hiện những dấu hiệu như đau tăng dần, phù nề, sưng phồng, đỏ vùng da quanh vết thương, có dịch nhầy, bốc mùi khó chịu, hạch sưng, vết thương lâu lành, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế. Bạn tuyệt đối không được tự ý chữa bằng phương pháp dân gian như đắp thuốc, rắc thuốc bột. Sau khi xử lý tốt vết thương, hãy tiêm huyết thanh phòng, chống uốn ván. Người dân nên tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24 giờ.

Theo Zingnews

https://lifestyle.zingnews.vn/hon-me-sau-khi-bi-vien-gach-roi-vao-chan-post1444257.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke