Sunday, 24/11/2024

Hơn 30 phút nối thành công bàn tay của thanh niên bị đứt lìa

15:06 14/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Ngày 14/6, Bệnh viện Đa khoa Trung ương (ĐKTƯ) Cần Thơ thông tin, các bác sĩ của Trung tâm chấn thương chỉnh hình bệnh viện vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhân nam 32 tuổi đứt lìa cổ tay trái.

Theo đó, bệnh nhân là anh C.D.L. (32 tuổi) ngụ tại tỉnh An Giang được bệnh viện địa phương chuyển đến Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ lúc 14h 11/6 trong tình trạng cổ tay trái đứt lìa, lộ gân đứt, xương cổ tay gãy, mất máu khá nhiều. Theo thông tin chúng tôi có được bệnh nhân bị đứt lìa cổ tay do xảy ra cuộc ẩu đả.

Bs.CK2. Phạm Thanh Phong, Phó Giám Đốc chuyên môn Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ, sau khi Bệnh viện tiếp nhận, bệnh nhân được thăm khám, hồi sức tích cực : truyền máu, giảm đau…, bảo quản lại bàn tay đứt lìa. Các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn và xử trí mổ cấp cứu khâu nối vi phẫu bàn tay đứt lìa.

Êkíp phẫu thuật gồm: Bs.CK2 Lưu Văn Huề, BS Trang Tiến Đạt của Trung tâm chấn thương chỉnh hình, ê kíp gây mê do Bs.CK2 Trần Huỳnh Đào, Trưởng Khoa Gây mê hồi sức và Bs.CK1 Nguyễn Văn Vĩnh tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Bàn tay trái đứt lìa được chuyển lên phòng mổ xử trí trước, rửa sạch bàn tay lấy dị vật, sát khuẩn bàn tay, cắt lọc sạch mô dập lấy dị vật, bộc lộ bó mạch thần kinh quay, bó mạch thần kinh trụ, thần kinh giữa, tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch nền, tìm xác định gân gấp sâu các ngón từ 1 đến 5, gân gấp cổ tay, gân duỗi cổ tay, gân duỗi các ngón. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển lên phòng mổ, ê kíp phẫu thuật tiến hành cố định xương trước, nhanh chóng nối lại các mạch máu, (động mạch, tĩnh mạch) và các dây thần kinh, gân gấp và gân duỗi cho bệnh nhân. Thời gian phẫu thuật là 3h30 phút. Sau phẫu thuật , kiểm tra bàn tay hồng, tưới máu tốt.

Bàn tay trái của bệnh nhân sau gần 4 ngày phẩu thuật đã cơ bản hồi phục. 

Ghi nhận sáng 14/6, sau phẫu thuật ngày thứ 4, sinh tồn bệnh ổn định, bàn tay được nối hồng ấm, các ngón tay có thể cử động nhẹ, bệnh nhân được theo dõi và điều trị tiếp tại Trung tâm chấn thương chỉnh hình Bệnh viện. Những ngày tới bệnh nhân sẽ được tập vật lý trị liệu để phục hồi dần chức năng.

Theo khuyến cáo của bệnh viện, các trường hợp đứt lìa hay gần lìa chi (tay hay chân), người nhà cần phải làm sạch vết thương, băng ép cầm máu, bất động phần chi bị đứt hoặc ướp lạnh phần chi đứt lìa. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Việc bảo quản phần chi đúng cách và phẫu thuật càng sớm thì tỉ lệ nối thành công cũng như khôi phục càng cao..

Theo Đại đoàn kết

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke