Wednesday, 04/12/2024

Cha mẹ hãy dừng ngay thói quen này nếu không muốn con chậm nói

17:09 12/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện ra rằng thói quen xem tivi thường xuyên trong bữa ăn có thể kiềm hãm sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ em từ 3 đến 6 tuổi dành trung bình gần 2 giờ mỗi ngày trước màn hình tivi. Tuy nhiên, qua theo dõi hơn 1.500 trẻ em từ 2 đến 5 tuổi trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe quốc gia Pháp (INSERM) và Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Thống kê (CRESS) đã phát hiện ra rằng, thời điểm dành để xem tivi nhiều nhất lại là trong bữa ăn gia đình. Đây vốn là khoảng thời gian quan trọng để bố mẹ và con cái trao đổi và có tác động đến việc tiếp thu ngôn ngữ của trẻ.

Trình độ ngôn ngữ của trẻ xem tivi liên tục vào giờ ăn thấp hơn

Việc đánh giá ngôn ngữ của trẻ được thực hiện thông qua bảng câu hỏi mà cha mẹ phải điền khi trẻ 2 tuổi và những đánh giá tâm lý khi trẻ 3 tuổi và 5 tuổi rưỡi. Những câu hỏi này chủ yếu là thông tin về tần suất xem tivi trong bữa ăn, thời gian xem tivi, máy tính và chơi điện tử.

Kết quả cho thấy, ở giai đoạn 2 tuổi, trình độ ngôn ngữ của trẻ được cho xem tivi liên tục vào giờ ăn thấp hơn so với những trẻ khác. Ở giai đoạn 3 và 5 tuổi rưỡi, xếp hạng ngôn ngữ và chỉ số thông minh bằng lời nói ở những trẻ “không bao giờ” tiếp xúc với tivi trong bữa ăn gia đình cũng cao hơn so với những trẻ “thỉnh thoảng” hoặc “thường xuyên” xem.

Màn hình - yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển não bộ

Vào năm 2019, một nghiên cứu do các nhà khoa học Canada tiến hành đối với 2.500 trẻ em hai tuổi đã chỉ ra tác động của màn hình đối với sự phát triển của trẻ. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ em từ 2-3 tuổi dành 2-3 giờ mỗi ngày nhìn chằm chằm vào màn hình có kết quả kém hơn trong các bài kiểm tra sàng lọc phát triển sau này khi còn nhỏ, tức là từ 3-5 tuổi. Khả năng giao tiếp, kỹ năng vận động hoặc khả năng giải quyết vấn đề cũng như các kỹ năng xã hội cũng có thể bị ảnh hưởng.

Một nghiên cứu khác của Mỹ đối với 11.000 trẻ em cũng cho kết quả tương tự: trẻ dành hơn 2 giờ mỗi ngày trước màn hình sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ. Trên 7 giờ mỗi ngày, trẻ có thể bị mỏng vỏ não sớm, dẫn tới suy giảm chức năng bộ nhớ, kỹ năng, cũng như khả năng nhận thức./.

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke