Thursday, 21/11/2024

Hoại tử bàn tay do tự ý chữa vết rắn hổ mang cắn bằng thuốc nam

11:50 11/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 27 tuổi, trú tại Bảo Lâm, Cao Bằng nhập viện do bị rắn độc cắn ngày thứ 3.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng bị tay bị hoại tử. Ảnh: BVCC

Theo lời kể bệnh nhân, khoảng 12h ngày 7/6, bệnh nhân đi phát cỏ ở vườn nhà bị rắn hổ mang bành cắn vào mu bàn tay phải. Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân đau nhức, sưng nề bầm tím và lan lên cẳng, cánh tay, bệnh nhân không đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay mà dùng lá cây (được người khác mách bảo) đắp vào vết cắn.

Sau đắp thuốc hơn một ngày, xuất hiện đau nhức, sưng nề, vùng tím đen lan rộng người nhà mới đưa bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm và chuyển đến Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng trong tình trạng mệt mỏi nhiều, đau nhức vùng cánh tay phải, toàn bộ cánh, cẳng, mu bàn tay phải sưng to bầm tím, có đám hoại tử thâm đen, rỉ dịch hôi thối.

Sau đắp lá thuốc, bàn tay bệnh nhân bị sưng nề, hoại tử. Ảnh: BVCC

Tại bệnh viện, qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán: Theo dõi hoại tử bàn cánh tay phải/rắn cắn ngày thứ 3. Các bác sĩ của Khoa Cấp cứu đã nhanh chóng hội chẩn với các khoa liên quan và được chỉ định mổ cắt lọc, giải tỏa chèn ép khoang. Sau mổ bệnh nhân được chuyển về điều trị tích cực tại Khoa Cấp cứu.

Trong 1 tháng trở lại đây, Khoa Cấp cứu đã tiếp nhận nhiều ca bị rắn cắn nhập viện trong tình trạng rất nặng nề. Bệnh nhân trên đến viện trong tình trạng muộn, khi xuất hiện tình trạng sưng nề, hoại tử lan rộng. Sai lầm lớn nhất trong sơ cứu khi bị rắn cắn là người nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian, chỉ đến viện khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) hoặc sưng nề hoại tử diện rộng thì mới đưa đến các cơ sở y tế.

Bệnh nhân được theo dõi sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ khuyến cáo: Khi bị rắn cắn, người dân không nên cố hút nọc độc tại vùng vết thương, không sử dụng các loại thuốc dân gian hoặc chữa bằng mẹo. Việc làm này không những không hiệu quả mà còn làm mất thời gian vàng điều trị. Việc cần làm là đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị, ngăn chặn không để nọc độc phát tán.

Để tránh bị rắn cắn, người dân cần tránh các khu vực thường có nhiều rắn như bụi cỏ, chuồng gà, khe, hốc; đi ban đêm cần có đèn chiếu sáng; khi lao động cần sử dụng ủng, giày cao cổ và quần dài, không trực tiếp nằm ngủ trên nền đất.

Theo VTV

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke