Monday, 29/04/2024

7 thảo dược quen thuộc ở Việt Nam nhưng có công dụng đặc biệt quý với sức khoẻ

09:44 15/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Các loại thảo dược quý hiếm được được phân bổ rải rác tại nhiều vùng khác nhau trên khắp đất nước Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Kon Tum, Quảng Nam,… Khí hậu nhiệt đới của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để những cây dược liệu phát triển và sinh trưởng nhanh chóng.

Cây xạ đen

Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth. Trong dân gian còn được gọi là cây bách giải, cây bạch vạn hoa, cây đồng triều hoặc cây ung thư (dân tộc Mường, Việt nam). Lá xạ đendày và có răng cưa nhỏ khi còn non, ngọn tím. Khi thưởng thức, xạ đen có mùi thơm và hơi chát kèm vị ngọt đăc trưng của cây thuốc.

Loại thảo dược này có chứa các hoạt chất Flavanoid và Quinon có tác dụng kháng viêm, giải độc tố. Trà xạ đen được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị Ung thư, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, ổn định huyết áp. Đối với những người bị mất ngủ kinh niên, cây xạ đen cũng giúp điều hòa giấc ngủ, giảm thiểu áp lực tinh thần, mang tới một cơ thể khỏe mạnh.

Ảnh minh họa.

Cây cà gai leo

Cà gai leo là một loại thảo dược thuộc họ Solanaceae, thuộc dang thân leo dài từ 60 – 100 cm. Lá hình trứng hoặc hơi thuôn, thân cây nhiều gai, quả đỏ mọng đường kính từ 7- 10 mm. Cà gai leo ra hoa vào tháng 4- 8 và có thể thu hái quanh năm.

Trong thân và rễ cây cà gai leo chứa nhiều tinh bột và các hoạt chất khác như alkaloid, glucoalkaloid,… có tác dụng phòng chống các tác nhân gây ra các bệnh lý trên gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao, ngăn chặn và làm âm tính các virus gây viêm gan. Thảo dược cà gai leo rất tốt cho những người thường xuyên tiếp xúc với bia rượu, người suy giảm chức năng gan.

Cây giảo cổ lam

Giảo cổ lam là một loại thảo dược thuộc họ Bầu Bí, thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Loại dược liệu này có quả hình cầu, đường kính khoảng 5 – 7 mm, khi chín có màu đen. Giảo cổ lam lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc được dùng để làm đẹp cho các quý phi trong cung.

Từ rất lâu, giảo cổ lam cũng được ưu ái cho cái tên là ” cỏ trường thọ”, bởi sự xuất hiện của loại thảo dược này ở Quý Châu( Trung Quốc) đã làm cho người dân ở đây sống rất thọ và khỏe mạnh. Người ta cũng thường gọi giảo cổ lam là sâm 5 lá, mặc dù loài thảo dược này không liên quan gì tới họ hàng nhân sâm đích thực.

Ở Việt Nam, giảo cổ lam được tìm thấy trên đỉnh Phan Xi Păng, xác định đúng là loại Gynostemma pentaphyllum. Thành phần chính của dược liệu này là Flavonoid và Saponin. Hàm lượng Saponin trong cây giảo cổ lam cao gấp 3-4 lần nhân sâm.

Ngoài ra giảo cổ lam cũng chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng. Trà giảo cổ lam thường được dùng để làm hạ máu nhiễm mỡ, tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, phòng chống ung thư, giúp cơ thể thư giãn và khỏe mạnh.

Tam thất – chữa tiểu đường và lưu thông máu huyết

Tam thất là một loại cây dược liệu với lá, quả và hoa được sử dụng để làm thuốc. Cần mất rất nhiều năm để tam thất có thể phát triển hoàn toàn. Ở nước ta, loại thảo dược này mọc nhiều nhất ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng hoặc các vùng núi cao trên 1200m.

Tam thất còn có tên gọi khác là Sâm Vũ Điệp. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loại cây này có đặc tính làm ấm, chữa tiểu đường. Ngoài ra, nó còn được cho là giúp lưu thông máu huyết.

Ngày nay, tam thất thường được sử dụng để giảm đau, giảm sưng và huyết áp. Nó cũng được sử dụng cho đau ngực (đau thắt ngực), đột quỵ và chảy máu trong não. Nó giúp hạn chế tích tụ chất béo trong mạch máu, đau tim và một số loại bệnh gan.

Cây Kim tuyến – thảo dược quý nhất thế giới

Cây kim tuyến là một trong các thảo dược quý nhất thế giới, chỉ có một loài duy nhất. Ngoài Việt Nam, loại thảo dược này còn có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Myanmar. Cây kim tuyến là cây thuốc quý trong rừng có khả năng chữa nhiều căn bệnh như viêm phế quản, suy nhược thần kinh, cải thiện sức khỏe của người dùng.

Cây Hoàng Liên chân gà – chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn

Là một trong các loại cây thuốc nam quý hiếm có nguồn gốc từ Vân Nam – Trung Quốc và ở miền bắc Việt Nam. Loại cây này có đặc điểm đặc biệt là sống càng lâu càng có lợi như nhân sâm. Cây dược liệu quý này có chứa Berberine và Coptisine giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Cũng như làm giảm tác động tiêu cực của bệnh tiểu đường và huyết áp cao.

Vàng đắng – chữa bệnh tim mạch

Vàng đắng hay còn gọi là cây nho vàng, là một trong các loại thảo dược quý, có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á. Rễ của vàng đắng có khả năng chữa cả độc rắn và các bệnh tim mạch.

Là loại cây thuốc có giá trị kinh tế cao, thân leo với lá sáng bóng và nhựa cây màu vàng sáng. Loại thảo dược này mất đến 25 năm để phát triển hoàn toàn. Và loại thảo dược này chỉ có thể phát triển mạnh ở vùng khí hậu nhiệt đới, rừng thường xanh hỗn hợp và rậm rạp, với đất đai màu mỡ và độ ẩm cao.

Theo Khỏe & đẹp

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke