Saturday, 27/04/2024

Hi hữu, trẻ 15 tháng tuổi nuốt 7 mảnh dao lam

11:39 31/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nhặt được những mảnh dao lam trong sọt rác, bé gái 15 tháng tuổi cho vào miệng. Tổng cộng có đến 7 mảnh được bé nuốt vào bụng.

Nhiều mảnh dao lam do bé 15 tháng tuổi nuốt vào bụng (ảnh: HVCC)

Ngày 30/3, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, đơn vị này vừa cấp cứu bệnh nhi nuốt 7 mảnh dao lam trong bụng.

Bệnh nhi là bé gái Đ.T.T (15 tháng tuổi, Long An) nhập viện trong tình trạng bứt rứt, quấy khóc, miệng nhiều đàm nhớt. Khai thác bệnh sử, bác sĩ ghi nhận trước nhập viện một giờ, mẹ phát hiện thấy trẻ ngậm mảnh dao lam bẻ vụn, tay cầm các miếng khác lấy trong sọt rác để trong nhà, mẹ lấy được một miếng bé đang ngậm trong miệng ra, nghi ngờ trẻ đã nuốt nhiều miếng nên tức tốc đưa trẻ nhập Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Hình chụp X-quang cho thấy mảnh kim loại trong bụng bệnh nhi (ảnh: BVCC)

Trong quá trình theo dõi nếu trẻ có biểu hiện bất thường như đau bụng, chướng bụng, ói máu hoặc tiêu ra máu hay biểu hiện thủng ruột thì ê kíp nội soi, phẫu thuật can thiệp ngay để lấy dị vật ra. May mắn sau 24 giờ trẻ đi ngoài 3 lần, mỗi lần đều ra được 2-3 miếng kim loại là mảnh vụn dao lam kích thước 2-4mm đường kính, tổng cộng là 7 miếng.Tại đây trẻ biểu hiện khó thở, nhiều đàm nhớt, nôn ói, không bú uống, được hỗ trợ hô hấp thở oxy, chụp X-quang cổ, ngực, bụng phát hiện các mảnh kim loại nằm rải rác trong dạ dày ruột. Ê-kíp hội chẩn các chuyên khoa tiêu hóa, hô hấp tai mũi họng, ngoại khoa, chụp thêm CT scan ngực bụng dựng hình thấy rõ các mảnh kim loại rải rác khoảng 5 miếng, di chuyển, nằm rải rác từ ruột non đến ruột già, thật khó khăn cho bác sĩ nội soi gắp dị vật cũng như bác sĩ ngoại khoa khó xác định vị trí dị vật để mổ lấy ra. Sau khi hội chẩn thống nhất ý kiến, chờ đợi 24 giờ với điều trị thuốc xổ uống và bơm hậu môn để trẻ đi tiêu tự nhiên.

Trẻ được chụp phim Xquang ngực bụng kiểm tra, không còn thấy dị vật nữa. Tuy nhiên trẻ vẫn cần được tiếp tục theo dõi cho đến khi không còn thấy mảnh kim loại nào khi kiểm tra phân trẻ. Hiện trẻ tỉnh táo, không biểu hiện đau bụng, ói hay xuất huyết tiêu hóa.

Bệnh nhi đang dần tỉnh táo (ảnh: BVCC)

Qua trường hợp này chúng tôi xin lưu ý đến quí phụ huynh luôn có người giữ, chăm sóc và theo dõi trẻ nhỏ dưới 3 tuổi để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra trong chính ngôi nhà của mình như phỏng, điện giật, té xô, té hồ nước hòn non bộ gây ngạt nước, uống nhầm thuốc, hóa chất…Được biết, ba của bé có sử dụng dao lam bẻ nhỏ để làm nghề dán keo điện thoại, xe gắn máy. Sau khi sử dụng xong ba gói lại bỏ thùng rác trong nhà chưa kịp mang đi đổ thì bị trẻ tìm đến bóc lấy bỏ miệng.

Theo Tiền phong

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke