Thursday, 21/11/2024

Giành lại sự sống trước “lưỡi hái tử thần” cho sản phụ 33 tuổi

15:06 21/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Bệnh viện Bạch Mai, cho biết vừa giành lại sự sống cho một sản phụ 33 tuổi thoát khỏi "lưỡi hái tử thần", trở về với 3 con thơ khi bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng bị chảy máu sau đẻ do tổn thương động mạch trực tràng hiếm gặp ở Việt Nam và cả trên thế giới…

Sau nút mạch động mạch mạc treo tràng dưới

“Thập tử nhất sinh”

Mới đây, Trung tâm Điện Quang, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận sản phụ 33 tuổi từ tuyến dưới chuyển lên. Bệnh nhân nhập viện với tình trạng mất máu nghiêm trọng. Theo bệnh án chuyển tuyến, sản phụ sinh thường con thứ 3. Sau khi sinh, tử cung không co hồi gây chảy máu liên tục (dân gian gọi là băng huyết).

Trước diễn tiến ngày càng nguy kịch, các bác sĩ bệnh viện tỉnh đã hội chẩn trực tuyến qua điện thoại với Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả buổi hội chẩn từ xa qua Telehealth, bệnh nhân được chuyển tuyến cấp cứu lên Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai.

Tại Bạch Mai, các bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu A9 và Trung tâm Điện Quang lập tức hội chẩn cấp cứu để đưa ra phương án chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Kết quả chụp MSCT cho thấy, bệnh nhân bị tổn thương chảy máu từ mạch máu quanh trực tràng.

Những quyết định, phác đồ xử trí được hoạch định chớp nhoáng, bởi bệnh nhân đang đặt vào tình thế “thập tử nhất sinh”, nếu chỉ muộn một chút, bệnh nhân sẽ dẫn tới biến chứng rối loạn đông máu, suy gan, suy thận và tổn thương não. Sau 90 phút cân não, bằng tất cả trí lực và hệ thống trang thiết bị hiện đại, kíp bác sĩ Trung tâm Điện quang đã làm nên kỳ tích trong lịch sử điện quang can thiệp Việt Nam.

Bác sĩ Chuyên khoa II Phan Hoàng Giang, người trực tiếp thực hiện ca can thiệp cho phụ sản 33 tuổi này cho biết: “Đây là lần đầu tiên, chúng tôi gặp trường hợp chảy máu sau đẻ mà nguồn gốc lại từ động mạch mạc treo tràng dưới. Ca lâm sàng này rất hiếm gặp trên thế giới. Ca được báo cáo lần đầu tiên là vào năm 2015. Và trong một nghiên cứu lên đến 783 bệnh nhân thì chỉ có 8 bệnh nhân mắc (chiếm 1% các trường hợp chảy máu sau đẻ). Với những bệnh nhân đã cắt tử cung càng khó khăn trong quá trình tìm động mạch tử cung nhằm cầm máu và gây tắc. Ca sản phụ này khá phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với ca chảy máu sau đẻ thông thường.

Hình ảnh thoát thuốc vị trí động mạch tử cung trái và quanh trực tràng

Giành sự sống trước lưỡi hái tử thần

“Bình thường, chúng tôi chỉ gây tắc nhánh mạch tổn thương và cầm máu tạm thời động mạch chậu trong hai bên. Tuy nhiên với bệnh nhân này, chúng tôi cần tìm thêm các nhánh chảy máu quanh trực tràng, gồm 6 nhánh mạch 2 bên: động mạch trực tràng trên, động mạch trực tràng giữa và động mạch trực tràng dưới”, BS CKII Phan Hoàng Giang cho biết thêm.

Nhớ lại khoảnh khắc “đấu trí” với tử thần, PGS.TS. Vũ Đăng Lưu, Giám đốc Trung tâm Điện Quang (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ: “Sau khi xác định được nhánh chảy máu, chúng tôi phải lựa chọn vật liệu gây tắc mạch cũng như vị trí can thiệp để không bị hoại tử trực tràng. Sau 36 tiếng theo dõi an toàn, sản phụ đã được xuất viện, trở về nhà cùng chồng và 3 con thơ”.

Cũng theo PGS.TS. Vũ Đăng Lưu, có được kết quả này, ngoài nhờ có hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, Trung tâm Điện Quang, Bệnh viện Bạch Mai còn có các nhóm bác sĩ có chuyên môn sâu trong tất cả các lĩnh vực: thần kinh, tiêu hóa, sinh dục tiết niệu, hô hấp, cơ xương khớp, tim mạch… Trung tâm chúng tôi luôn có các hình thức nghiên cứu khoa học: ca lâm sàng, báo cáo Staff, review các ca can thiệp, câu lạc bộ tiếng Anh, báo cáo chuyên môn bằng tiếng Anh để các bác sĩ luôn trao dồi vốn ngoại ngữ và có cơ hội cập nhật liên tục các kiến thức lâm sàng cùng bạn bè quốc tế.

“Các bác sĩ của Trung tâm thường xuyên được tham gia các diễn đàn khoa học, tham dự hội nghị trong nước và quốc tế, đi học các khóa tại nước ngoài… Vì vậy, chúng tôi luôn cập nhật các kiến thức khoa học tiên tiến trên thế giới cũng như khu vực. Do đó, mặc dù chưa gặp ca bệnh nào trên lâm sàng, nhưng nhờ tự học hỏi nên chúng tôi cũng đã thực hiện thành công ca bệnh hiếm và khó. Với ca bệnh cụ thể này, ngoài kiến thức về giải phẫu, các bác sĩ còn cần phải biết lựa chọn vật liệu can thiệp để bệnh nhân sau can thiệp không bị hoại tử trực tràng”, PGS.TS. Vũ Đăng Lưu chia sẻ.

Theo An ninh thủ đô

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke