Tuesday, 07/05/2024

Đừng chủ quan với nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn

15:21 08/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Ẩm thực đường phố, nơi công cộng hoặc trên những gánh hàng rong, thức ăn đường phố với sự tiện lợi, giá cả phải chăng, đa dạng và hấp dẫn… ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, thức ăn đường phố cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm ở mọi lứa tuổi, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.

BS Nguyễn Thị Hiệp, Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Bệnh viện TWQĐ  108 cho biết: Tại Bệnh viện, trong tháng 4/2021, Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm nhiệt đới tiếp nhận một bệnh nhân nữ bị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn gây mất nước mức độ nặng ngày thứ 2.

Bệnh nhân ăn lòng lợn ngoài quán từ trưa, sau vài giờ xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội, đau mỏi toàn thân, kèm theo nôn liên tục, đi ngoài lỏng nước không cầm hàng chục lần. Bệnh nhân nhanh chóng đi vào trạng thái li bì, mệt mỏi nhiều, không ăn uống được, không tiểu được, gia đình đưa đến Bệnh viện TWQĐ 108 cấp cứu…

BS Hiệp khuyến cáo: Người dân không nên chủ quan trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt trong thời gian vừa qua xuất hiện rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩm chay đóng hộp, ngộ độc tập thể trạng các khu công nghiệp và trường học.

Bản thân mỗi thực khách cần phải hiểu rõ những điều kiện cơ bản để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố là: Nguyên liệu để chế biến thức ăn phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh; bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm; có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại; có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh; tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm…

Theo Đại đoàn kết

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke