Friday, 22/11/2024

Dị ứng thời tiết cần chữa trị kịp thời

14:36 05/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Dị ứng thời tiết nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp có thể để lại những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Vào những lúc giao mùa hay những ngày nóng lạnh thất thường, cơ thể chúng ta tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết. Mỗi cá thể khác nhau sẽ phản ứng khác nhau trước tác nhân gây dị ứng và mức độ dị ứng cũng khác nhau sẽ biểu hiện trên cơ thể. 

Biểu hiện thế nào?

Đối với dị ứng thời tiết khi trời nóng, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi nên da của chúng ta sẽ luôn trong trạng thái ẩm ướt dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, làm bệnh dị ứng ngày càng nặng hơn.

Một số trường hợp dị ứng thời tiết khác còn đi kèm theo các vấn đề hô hấp, mũi họng... khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Với các biểu hiện: 

Da ửng đỏ xuất hiện kèm theo ngứa dai dẳng, có dấu hiệu mề đay trên da. Tùy thuộc vào sức khỏe, sức đề kháng và mức độ dị ứng của người bệnh, mỗi đợt da ửng đỏ sẽ có thời gian bùng phát nhất định.

Người bị dị ứng có biểu hiện da ửng đỏ xuất hiện kèm theo ngứa dai dẳng, có dấu hiệu mề đay trên da.

Nổi mề đay: Song song xuất hiện với dấu hiệu mẩn ngứa. Các trường hợp này thường xuất hiện dấu hiệu phù, mảng mề đay dày cộm, có màu trắng hoặc hồng. Sau khoảng thời gian ngắn khi da tiếp xúc với các yếu tố thời tiết như mưa lạnh, độ ẩm không khí cao... da sẽ nổi mề đay.

Chàm bội nhiễm: Các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt.

Viêm mũi dị ứng: Triệu chứng này dễ gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung...

Khò khè, ho hoặc khó thở: Các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định tránh chuyển nặng đe dọa tính mạng, đặc biệt hay gặp ở trẻ hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.

Người bị dị ứng nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C và uống nhiều nước để điều hòa cơ thể và tăng miễn dịch.

 Dị ứng thời tiết kiêng gì?

Bên cạnh phương pháp điều trị dị ứng thời tiết bằng các loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc kháng thụ thể H2, doxepin, prednisolone, corticoid...Việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt... cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng bệnh này. Những thói quen cần duy trì bao gồm:

Uống nhiều nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài.

Không sử dụng thuốc lá, bia rượu, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa.

Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định để tránh khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý để tăng cường sức đề kháng.

Có thể sử dụng thêm những thuốc bổ chứa vitamin B1, B6, B12.

Hạn chế lao động nặng nhọc dưới trời nắng để giảm tiết mồ hôi.

Khi thấy da của mình có dấu hiệu dị ứng sẩn ngứa thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ những nơi bị dị ứng và đi đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da.

Mặc những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại và dễ thấm mồ hôi.

Bệnh nhân cũng được khuyên nên kiêng ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng...

Theo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke