Thursday, 21/11/2024

Để con sinh ra khỏe mạnh, mẹ bầu phải bổ sung những thực phẩm này

16:36 21/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Thực phẩm giàu axit folic giúp ngăn chặn những dị tật ở ống thần kinh của thai nhi, vốn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của não và cột sống. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu axit folic trong khẩu phần ăn của mình.

1. Nước ép cà chua

Cà chua còn có rất nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và giúp hấp thu sắt hiệu quả

Cà chua là loại thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi, bạn có thể chế biến ly nước ép cà chua ngăn ngừa loại dị tật bẩm sinh cho thai nhi vì nó chứa 48mcg axit folic. Không những thế, trong cà chua còn có rất nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và giúp hấp thu sắt hiệu quả là một loại chất rất cần thiết khi mang thai.

2. Dưa vàng

Dưa vàng không những rất thơm và ngọt mà còn có hàm lượng rất cao vitamin A, vitamin C và axit folic. Một quả dưa vàng cỡ trung bình chứa khoảng 100mg axitfolic. Vì vậy, mẹ bầu hãy bổ sung ngay loại hoa quả này vào bữa ăn của mình.

3. Súp lơ

Súp lơ xanh còn giàu canxi, vitamin C, chất xơ và sắt

Một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg axit folic. Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu canxi, vitamin C, chất xơ và sắt. Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, súp lơ còn giúp mẹ bầu tránh các vấn đề bệnh lý như: loãng xương, táo bón, chuột rút, ngăn ngừa thiếu máu,...

4. Trứng

Trứng cũng là một nguồn bổ sung axít folic rất tốt, ngoài ra nó còn chứa nhiều protein và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Trung bình một quả trứng gà cung cấp cho mẹ khoảng 25 mg axit folic.

5. Ngũ cốc

Trung bình một chén ngũ cốc sẽ chứa từ 100 đến 400mg axit folic

Trung bình một chén ngũ cốc sẽ chứa từ 100 đến 400mg axit folic. Vì vậy, đây sẽ là thực phẩm mẹ bầu nên ưu tiên vì hàm lượng axit folic có trong chúng. Tốt hơn hết mẹ nên chọn loại ngũ cốc giàu chất xơ nhưng ít đường. Cách dễ dàng nhất để bổ sung ngũ cốc trong khẩu phần ăn uống hàng ngày là ăn ngũ cốc với sữa vào bữa sáng, hay rắc lên sữa chua ăn kèm.

6. Đậu lăng

Đậu lăng nấu chín có thể cung cấp cho mẹ 180 mg folate trên mỗi nửa bát. Bên cạnh đó, đậu lăng cũng chứa hàm lượng cao của protein, chất xơ và chứa ít chất béo. Hơn nữa, đậu lăng chứa hầu hết các vitamin cần thiết, hàm lượng omega-3 lớn, DHA rất tốt cho trí não thai nhi.

Theo SHTT

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke