Friday, 29/03/2024

Đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu: 4 vấn đề quan trọng cần biết

15:01 28/07/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Ngày 23/7, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu - mức báo động cao nhất mà cơ quan này có thể phát đi.

Tránh lặp lại bài học của giai đoạn đầu dịch Covid-19

Trao đổi với Dân trí, TS.BS Trần Văn Giang, Phó viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phân tích, cho biết đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nghi ngờ hay khẳng định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Tuy nhiên, ở các quốc gia lân cận như: Thái Lan, Campuchia đều báo cáo có ca mắc. Do đó, Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ bị dịch bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập.

TS.BS Trần Văn Giang, Phó viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao cảnh giác của người dân và giúp người dân có kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ là rất quan trọng.

Tuy nhiên cũng không vì thế mà người dân trở nên hoang mang. Vì càng hoang mang thì công việc chống đậu mùa khỉ càng trở nên khó khăn và phức tạp.

"Chúng ta cũng đã có những bài học về sự hoang mang khi phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở giai đoạn đầu tiên. Trong tình huống phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, người dân cũng nên bình tĩnh khi phát hiện ca bệnh hoặc chẳng may chính mình có dấu hiệu nghi ngờ đậu mùa khỉ. Hãy bình tĩnh, tự cách ly và thông báo đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn cũng như can thiệp kịp thời", TS Giang phân tích.

Cũng theo chuyên gia này, người dân không tự tìm hiểu các thông tin rồi tự đi mua thuốc, tự làm xét nghiệm và lan truyền thông tin không tích cực, ảnh hưởng đến việc phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng.

Đa phần người mắc đậu mùa khỉ có thể tự khỏi

TS Giang phân tích, với đậu mùa khỉ, đa phần người mắc đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi.

"Trong trường hợp này, chúng ta chỉ cần điều trị hỗ trợ cũng như điều trị triệu chứng như: hạ sốt, bù điện giải, bổ sung vitamin", TS Giang cho hay.

Ở những trường hợp đậu mùa khỉ thể nặng như: có viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết hoặc những trường hợp có nguy cơ tiến triển nặng cao, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc đặc hiệu, theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

"Việc này sẽ đảm bảo giảm nguy cơ tiến triển nặng và hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong. Cũng theo các số liệu thống kê, tỷ lệ tử vong trong bệnh đậu mùa khỉ hiện nay là tương đối thấp", TS Giang nói.

Chuyên gia này cũng thông tin thêm, theo hướng dẫn của Who đối tượng có nguy cơ cao chuyển biến nặng khi mắc đậu mùa khỉ là trẻ em, phụ nữ có thai, những trường hợp suy giảm miễn dịch như: bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh nhân đang hóa, xạ trị, người có bệnh nền như: cao huyết áp, tiểu đường.

"Với những trường hợp này đều cần theo dõi sát khi mắc bệnh", TS Giang nhấn mạnh.

Xét nghiệm phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Liên quan vấn đề xét nghiệm phát hiện đậu mùa khỉ, TS Văn Đình Tráng, Trưởng khoa Vi sinh và Sinh học Phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định: "Bệnh viện đã có sự chuẩn bị trong trường hợp xuất hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên".

TS Văn Đình Tráng, Trưởng khoa Vi sinh và Sinh học Phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Chuyên gia này phân tích sâu hơn về quy trình xét nghiệm phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ: "Sau khi bác sĩ lâm sàng có chỉ định về việc nghi ngờ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ, chúng tôi sẽ lấy bệnh phẩm ở vùng tổn thương là nốt phỏng ngoài da của người bệnh để xét nghiệm khẳng định. Một số loại bệnh phẩm khác cũng được lấy gồm máu, bệnh phẩm đường hô hấp nhằm làm các xét nghiệm khác nhau, từ sinh học phân tử đến những xét nghiệm thông thường".

Theo chuyên gia này, với dịch tổn thương ở vùng da, các bác sĩ sẽ tách chiết vật liệu di truyền ở người bệnh nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Sau đó, mẫu này sẽ được nhân lên để phát hiện đoạn gen đặc hiệu của đậu mùa khỉ, từ đó xác định chính xác ca bệnh.

"Đối với căn bệnh này, việc xét nghiệm sẽ yêu cầu bộ mồi thiết kế riêng nhằm phát hiện virus gây bệnh đậu mùa khỉ. Hiện chúng tôi thực hiện song song 2 nhiệm vụ là đặt các bộ mồi đặc hiệu ở nước ngoài và chờ đợi cung ứng từ WHO", TS Tráng thông tin.

Với năng lực thiết bị tại cơ sở này có thể cho phép xét nghiệm hàng ngàn mẫu mỗi ngày.

6 lưu ý để phòng bệnh đậu mùa khỉ

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

- Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng như đau đầu, sốt, nổi hạch, đau cơ, đau lưng, suy nhược, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

- Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

- Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết và sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ.

- Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Không nên ăn, tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật bị nhiễm bệnh.

Theo báo Dân Trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/dau-mua-khi-la-tinh-trang-khan-cap-toan-cau-4-van-de-quan-trong-can-biet-20220728073345663.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke