Thursday, 21/11/2024

Dấu hiệu khiếm thính ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

10:41 08/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Rất khó để phát hiện khiếm thính bẩm sinh khi trẻ vừa mới sinh hoặc còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát, phụ huynh có thể phát hiện sớm một số dấu hiệu sau đây.

Trẻ từ sơ sinh đến ba tháng tuổi: Việc phát hiện khiếm thính bẩm sinh ở trẻ sơ sinh thường rất khó vì các bé chưa có nhiều phản ứng với môi trường xung quanh. Trẻ sơ sinh khiếm thích thường không phản ứng với âm thanh, không thể nhận diện mọi người bằng giọng nói và không nín khóc khi được ru, dỗ dành.
Trẻ từ 4 đến 6 tháng: Trẻ càng lớn thì các dấu hiệu khiếm thính sẽ càng rõ rệt vì trẻ có nhiều phản ứng với xung quanh hơn. Một đứa trẻ khiếm thích có thể sẽ không nhìn về phía âm thanh phát ra, hoặc không phản ứng với sự thay đổi trong tông giọng của người lớn. Trẻ cũng sẽ không bị thu hút bởi những đồ chơi phát ra tiếng động.
Trẻ từ 7 tháng đến một năm: Khi trẻ đạt đến 7 tháng tuổi, các dấu hiệu khiếm thính sẽ rõ rệt hơn nhiều và trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tập nói hoặc giao tiếp. Trẻ bình thường ở độ tuổi này sẽ nhìn về phía âm thanh phát ra, lắng nghe ki có người nói, và có thể hiểu những từ đơn giản. Dần dà, trẻ sẽ bắt đầu tập nói đơn giản. Trẻ khiếm thính sẽ không có khả năng này.
Hạn chế giao tiếp: Khi tròn 1 năm tuổi, hầu hết trẻ đều có thể nói một số từ đơn giản như “bố”, “mẹ”, hay “bà”. Nếu trẻ không nhìn vào bạn khi bạn nói, đó có thể là dấu hiệu trẻ bị khiếm thính. Tùy vào mức độ khiếm thính, trẻ có thể có phản ứng với âm thanh này nhưng không phản ứng với âm thanh khác.
Phản ứng khi chơi: Bác sĩ hoặc người trông trẻ có thể làm một bài kiếm tra đơn giản để phát hiện khiếm thính ở trẻ. Khi trẻ đang bận chơi với một vật, bạn hãy thử đặt một vật chuyển động, phát ra âm thanh ngoài tầm mắt của trẻ. Nếu trẻ không chuyển sự chú ý sang đồ chơi mới này, đó là dấu hiệu của khiếm thính bẩm sinh.
Dấu hiệu thể chất: Có nhiều bệnh lý có thể làm giảm khả năng nghe của trẻ. Một số dấu hiệu thể chất đáng lưu ý bao gồm trẻ nhẹ cân khi mới sinh và đầu trẻ nhỏ hơn bình thường. Thiếu oxy khi mới sinh cũng có thể ảnh hưởng đến thính giác của trẻ và khiến da trẻ tím tái trong thời gian ngắn.
Các yếu tố rủi ro gây khiếm thính: Người giám hộ cần chú ý đến một số yếu tố rủi ro gây khiếm thính như co giật do sinh khó, nhiễm khuẩn rubella, syphillis, herpes hoặc cytomegalovirus, các vấn đề về phát triển hộp sọ hoặc mặt, cần dùng máy thở, hoặc yếu tố di truyền trong gia đình.
Xét nghiệm khiếm thính sớm: Sau sinh, hầu hết trẻ được khám sàng lọc khiếm thính tại bệnh viện. Tuy nhiên, không phải lúc nào lần kiểm tra này cũng phát hiện được triệu chứng khiếm thính ở trẻ. Khi trẻ đạt 3 tháng tuổi, bạn nên cho trẻ kiểm tra thính giác toàn diện./.

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke