Saturday, 23/11/2024

Chưa có vắc xin COVID cho trẻ, cha mẹ bảo vệ con thế nào trước dịch bệnh?

14:23 07/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Ghi nhận các trường hợp mắc mới là trẻ em, trong bối cảnh chưa có vắc xin dành cho trẻ, các biện pháp toàn diện theo khuyến cáo “5K” cùng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh là giải pháp giúp bảo vệ trẻ nhỏ trước mối nguy COVID-19.

Đeo khẩu trang là một trong những biện pháp bảo vệ hiệu quả trước mối nguy dịch bệnh

Hơn 1 năm kể từ ngày những ca nhiễm đầu tiên được phát hiện, COVID-19 đã trở thành mối nguy toàn cầu khi đã xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 154 triệu người mắc trên toàn cầu cùng hơn 3 triệu người tử vong. Ở nước ta, trong những ngày qua tình hình dịch bệnh có những diễn biến phức tạp, các ca bệnh có lịch sử di chuyển nhiều nơi…

Trong tối ngày 6/5 Bộ Y tế đã công bố danh sách các ca nhiễm mới ghi nhận trong nước có 2 trường hợp người mắc là BN3048 (1 tuổi) và BN3065 (1 tuổi). Điều này một lần nữa dấy lên mối lo ngại về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhằm phòng ngừa dịch COVID-19, nhất là trong bối cảnh chưa có vắc-xin cho trẻ.

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị các tác nhân gây hại trong môi trường xâm nhập vào cơ thể. Trẻ càng nhỏ tuổi, sức đề kháng càng yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Dù các thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 thấp tuy nhiên phụ huynh cũng tuyệt đối không chủ quan.

Trả lời về vấn đề này, PGS.TS Bùi Vũ Huy Nguyên nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết: Trẻ có thể bị lây nhiễm thông qua các giọt bắn, thông qua các mầm bệnh tồn tại trong môi trường, trên các bề mặt mà trẻ vô tình tiếp xúc vào cơ thể do thói quen hay mút tay, dụi mắt mũi… Với các bé ở lứa tuổi mầm non nếu vẫn đang đến trường cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch; Xây dựng cho trẻ các thói quen tốt như không bò lê trên mặt sàn, không đưa tay lên mắt, mũi miệng… là những biện pháp góp phần bảo vệ trẻ trước nguy cơ dịch bệnh.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) cũng từng khuyến cáo: "Vi rút biến chủng là điều tất yếu. Càng mới với con người lại càng biến chủng nhiều. Song, dù là biến chủng nào thì cũng nhất định phải nhớ và thực hiện quy tắc 5K của Bộ Y Tế (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế)."

Thông điệp "5K" của Bộ Y tế

Cũng theo các chuyên gia, trong giai đoạn chưa có vắc-xin cho trẻ, phụ huynh không nên quá hoảng loạn và lo lắng. Thay vào đó cần chấp hành đúng các biện pháp cách ly như mang khẩu trang tại nơi công cộng, rửa tay và giãn cách xã hội; đồng thời nên cho trẻ hạn chế tiếp xúc, tập trung nơi đông người…

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh viện và chuyên gia đã khuyến cáo một số biện pháp giúp bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ dịch bệnh như:

1. Đeo khẩu trang: Cha mẹ cần tuân thủ và hướng dẫn trẻ tuân thủ việc đeo khẩu trang đúng quy định. Đối với những trường hợp trẻ nhỏ hoặc trẻ gặp các vấn đề về hô hấp, bệnh lý dẫn đến việc không thể đeo khẩu trang, người thân xung quanh cần tuân thủ việc đeo khẩu trang.

2. Chú ý vệ sinh: Các bậc phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ; Rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

2. Hạn chế tiếp xúc đông người: Cha mẹ và gia đình cũng cần hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi đông người, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp(sốt, ho, khó thở); Trong trường hợp phải đi đến các nơi tập trung đông chú ý các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

3. Cha mẹ và gia đình cần hướng dẫn trẻ cần che miệng và mũi cho trẻ khi trẻ ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

7. Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

8. Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. Đồng thời thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Bên cạnh đó cha mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vui chơi, học tập hợp lý, lành mạnh để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ.

Theo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke