Friday, 29/03/2024

Đau đầu kèm chóng mặt có thể báo hiệu bệnh nguy hiểm

08:57 10/01/2023

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Đau đầu và chóng mặt xảy ra cùng lúc có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, phình động mạch não… và người bệnh cần đi khám sớm.

Đau đầu và chóng mặt có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do rối loạn tiền đình, mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Theo BS.CKII Thân Thị Minh Trung - Phó khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nếu ai đó bị đau đầu kèm theo chóng mặt có thể cơ thể đang bị kiệt sức và cố gắng chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, nghẹt mũi nghiêm trọng và uống thuốc cảm không kê đơn (OTC) cũng có thể gây hai tình trạng này ở một số người như: bệnh cúm, cảm lạnh thông thường, viêm xoang, nhiễm trùng tai, viêm phổi, viêm họng...

Nhức đầu, nhất là chóng mặt, còn là một trong những dấu hiệu thường gặp của tình trạng mất nước. Thời tiết nóng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt và dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến mất nước. Lượng đường trong máu thấp (đường huyết thấp), thiếu máu cũng gây ra những tình trạng này. Nhức đầu là một dấu hiệu phổ biến cho thấy mắt đang làm việc quá sức.

Tuy nhiên, đau đầu không phải lúc nào cũng kèm theo chóng mặt. Theo bác sĩ Minh Trung, khi hai triệu chứng này xảy ra cùng lúc có thể báo hiệu nhiều tình trạng y tế nguy hiểm như đột quỵ sắp xảy ra, phình động mạch não, đau nửa đầu, chấn thương đầu... Người bệnh cần cảnh giác để đi khám và điều trị kịp thời.

Chứng phình động mạch nãoĐây là tình trạng một đoạn nào đó của mạch máu não bị phình to bất thường. Chứng phình động mạch não thường không gây ra triệu chứng cho đến khi vỡ. Khi mạch máu vỡ ra, dấu hiệu đầu tiên thường là cơn đau đầu dữ dội xuất hiện đột ngột. Người bệnh cũng có thể cảm thấy chóng mặt.

Các triệu chứng khác bao gồm: buồn nôn và ói mửa, mờ mắt, đau cổ hoặc cứng khớp, co giật, nhạy cảm với ánh sáng, sự hoang mang mất ý thức, mí mắt rũ xuống, nhìn đôi. Nếu ai đó bị đau đầu dữ dội và cảm thấy chóng mặt hoặc nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào khác của chứng phình động mạch não bị vỡ thì nên tìm cách liên hệ với cấp cứu khẩn cấp để được điều trị kịp thời.

Đột quỵ: Đột quỵ xảy ra khi có sự gián đoạn dòng chảy của máu đến một phần não, cắt nguồn cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng khác mà não cần để hoạt động. Không có nguồn cung cấp máu ổn định, các tế bào não nhanh chóng chết đi. Giống như chứng phình động mạch não, đột quỵ có thể gây đau đầu dữ dội kèm chóng mặt đột ngột. Các triệu chứng khác bao gồm: tê hoặc yếu, thường ở một bên cơ thể, khó nói, thị lực giảm đột ngột, khó duy trì sự cân bằng trong lúc di chuyển... Đột quỵ cần được điều trị nhanh chóng để tránh các biến chứng kéo dài. Ngay khi thấy bất kỳ triệu chứng nào của đột quỵ, bạn cần được điều trị khẩn cấp.

Chứng đau nửa đầu: Chứng đau nửa đầu là những cơn đau đầu dữ dội xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu. Những người thường xuyên bị đau nửa đầu mô tả cơn đau như nhói. Cơn đau dữ dội này có thể đi kèm với chóng mặt. Các triệu chứng khác bao gồm: buồn nôn và ói mửa nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh khó nhìn nhìn thấy đèn nhấp nháy hoặc đốm (hào quang). Mặc dù chưa có cách chữa trị chứng đau nửa đầu triệt để nhưng một số biện pháp có thể giúp giảm bớt các triệu chứng hoặc ngăn ngừa đau nửa đầu sắp xảy ra.

Chứng đau nửa đầu gây đau đầu, có thể kèm chóng mặt thường gặp ở dân văn phòng. Ảnh: Freepik

Chấn thương đầu: Có hai loại chấn thương đầu, được gọi là chấn thương bên ngoài và bên trong. Chấn thương đầu bên ngoài có thể không ảnh hưởng đến não bên trong, nhưng vẫn có thể gây đau đầu và thường không chóng mặt. Khi chấn thương đầu gây đau đầu và chóng mặt, thường nhẹ và biến mất trong vòng vài giờ.

Ngược lại, chấn thương bên trong thường dẫn đến đau đầu và chóng mặt, đôi khi kéo dài trong nhiều tuần sau chấn thương ban đầu. Chấn thương đầu bên trong hay chấn thương sọ não thường do một cú đánh vào đầu hoặc lắc mạnh, như do tai nạn xe hơi, ngã mạnh hoặc chơi các môn thể thao va chạm mạnh. Nhức đầu và chóng mặt là những triệu chứng phổ biến của chấn thương sọ não. Các triệu chứng khác bao gồm mất ý thức trong ít nhất vài phút co giật, chất lỏng chảy ra từ mũi hoặc tai.

Hội chứng sau chấn động: Đây là tình trạng đôi khi xảy ra sau một chấn động. Nó gây ra một loạt các triệu chứng, thường bao gồm đau đầu và chóng mặt trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng sau chấn thương ban đầu. Những cơn đau đầu liên quan đến hội chứng sau chấn động thường có cảm giác tương tự như chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng. Các triệu chứng khác bao gồm: khó ngủ, sự lo ngại cáu gắt, vấn đề về trí nhớ hoặc sự tập trung. Nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng. Hội chứng sau chấn động không phải là dấu hiệu cho thấy bị chấn thương tiềm ẩn nghiêm trọng hơn, nhưng có thể gây cản trở cuộc sống hàng ngày.

Bác sĩ Minh Trung cho biết thêm, đau đầu và chóng mặt còn có thể là những tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc, nhất là khi mới bắt đầu dùng. Các loại thuốc thường có thể làm cho người bệnh chóng mặt và nhức đầu bao gồm: thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc huyết áp, thuốc điều trị rối loạn cương dương, kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc giảm đau. Nhiều khi tác dụng phụ chỉ có thể xảy ra trong vài tuần đầu tiên.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/dau-dau-kem-chong-mat-co-the-bao-hieu-benh-nguy-hiem-4557962.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke