Friday, 09/06/2023

Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

16:44 05/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì là nỗi trăn trở của nhiều người, bởi dùng thuốc không đúng sẽ gây nguy hại, đặc biệt là với người bị đau bụng tiêu chảy thường xuyên.

Đau bụng đi ngoài thường xuyên gây mệt mỏi, mất nước

Để giải đáp được thắc mắc đau bụng đi ngoài uống thuốc gì hiệu quả nhanh, trước hết cần xác định được nguyên nhân gây đau bụng và tiêu chảy. Xác định nguyên nhân sẽ tìm được loại thuốc cũng như các biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả.

Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài

Đau bụng đi ngoài một lần không phải là điều bất thường, nhưng đau bụng tiêu chảy nhiều ngày lại là điều nguy hiểm.

Các nguyên nhân có thể gây đau bụng và tiêu chảy gồm:

  • Viêm dạ dày ruột do virus
  • Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn (ngộ độc thực phẩm)
  • Dị ứng thực phẩm
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Viêm túi thừa
  • Không dung nạp lactose - không có khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường có trong sữa và một số sản phẩm từ sữa khác
  • Tắc ruột
  • Viêm ruột kết
  • Viêm ruột thừa
  • Nhiễm ký sinh trùng (như giardiasis, amebiasis, hoặc giun móc)
  • Một số dạng ung thư

Viêm dạ dày ruột do virus và ngộ độc thực phẩm là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng đi ngoài. Trong những trường hợp này, các triệu chứng kéo dài dưới 4 ngày và thường tự khỏi mà không cần phải điều trị.

Nhiễm trùng hoặc các bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan trong bụng (như ruột, thận, lách, túi mật, gan, tuyến tụy) cũng có thể gây đau bụng đi ngoài.

Đau bụng đi ngoài kéo dài hơn một tuần hoặc thường xuyên tái phát có thể là dấu hiệu của bệnh hoặc rối loạn đường ruột.

Đau bụng đi ngoài thường xuyên chủ yếu do nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm

Đau bụng đi ngoài có cần đi khám không?

Cần đi khám nếu bị đau bụng đi ngoài kéo dài hơn 3 ngày, nếu cơn đau ngày càng dữ dội trong khoảng thời gian 24 giờ hoặc kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Buồn nôn hoặc nôn thường xuyên
  • Sốt cao hơn 38,5 độ C
  • Phân đen hoặc có máu
  • Khô miệng, khát nước liên tục, có dấu hiệu mất nước
  • Rối loạn tâm thần hoặc mất ý thức
  • Mệt lả, lờ đờ, không nói hoặc không nhìn được
  • Co giật

Tiêu chảy có thể rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Đau bụng đi ngoài cần điều trị như thế nào?

1. Các biện pháp khắc phục không dùng thuốc

Uống đủ nước

Người bị tiêu chảy nên uống nhiều chất lỏng trong suốt, chẳng hạn như nước lọc, nước trái cây và nước canh, đồng thời cũng nên tránh caffeine và rượu vì chúng gây mất nước.

Lưu ý trong ăn uống

Người bị tiêu chảy nên tránh thức ăn cay, nhiều chất béo và nhiều chất xơ vì những thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm trong hệ tiêu hóa.

Có một chế độ ăn tốt cho những người bị tiêu chảy có tên là BRAT. Các thực phẩm bao gồm:

Banana - chuối

Rice – cơm

Apple sauce - sốt táo

Toast - bánh mì nướng

Chế độ ăn kiêng này kết hợp các loại thực phẩm nhạt, ít chất xơ và nhiều tinh bột giúp giảm nhu động ruột. Những thực phẩm này cũng chứa các chất dinh dưỡng hữu ích, chẳng hạn như kali và pectin giúp giảm mệt mỏi.

Tuy nhiên, chế độ ăn này không cung cấp các chất dinh dưỡng cân bằng. Do vậy, không nên áp dụng kéo dài, tối đa chỉ 2 ngày.

Chế độ ăn BRAT là chế độ ăn tốt cho người bị tiêu chảy

Bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn (Probiotics) có trong sữa chua, dưa muối, men vi sinh giúp thiết lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột, nhờ vậy giúp giảm tiêu chảy. Vì lúc này, hệ vi sinh đường ruột đang bị mất cân bằng do tiêu chảy nhiều làm mất lợi khuẩn đường ruột.

Dùng thảo dược bổ sung

Một số loại thảo dược giúp ổn định dạ dày và giảm co thắt ruột. Bạn có thể tham khảo dùng: Gừng, tía tô đất, hoa cúc, búp ổi.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng và lo lắng cũng gây co thắt đường ruột. Để giảm căng thẳng và lo lắng, hãy thử ngồi thiền, tập yoga và hít thở sâu.

2. Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Một số nhóm thuốc phổ biến được dùng để điều trị đau bụng tiêu chảy:

  • Thuốc kháng sinh điều trị bệnh do nhiễm vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm
  • Thuốc dị ứng dùng khi bị dị ứng thực phẩm hay chất bổ sung
  • Thuốc chống trầm cảm để điều trị căng thẳng và lo lắng
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để điều trị đau bụng tiêu chảy do hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Thuốc chống ký sinh trùng để tiêu diệt ký sinh trùng

Các loại thuốc đau bụng đi ngoài thường được sử dụng phổ biến hiện nay là:

Thuốc Berberin

Thuốc Berberin có nguồn gốc thảo dược được nhiều người tin chọn khi bị đau bụng đi ngoài. Berberin có khả năng kháng khuẩn, được chỉ định cho các trường hợp kiết lỵ, viêm đường ruột… Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn như mệt mỏi, buồn nôn, giảm huyết áp. Khi dùng, nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về liều lượng và cách dùng.

Thuốc Codein

Thuốc làm giảm triệu chứng đau và giảm nhu động ruột. Thuốc thường được chỉ định cho những người bị đau bụng đi ngoài do nhiễm vi khuẩn.

Thuốc Loperamid

Thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng đau bụng đi ngoài, nhưng không phù hợp với những người bị suy gan, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thuốc Diphenoxynat

Thuốc giúp làm giảm nhu động ruột, giảm sự co bóp của ruột. Thuốc gây ức chế làm cho lượng nước và chất điện giải trong đường ruột di chuyển chậm hơn, nên giúp gia tăng hấp thụ nước, chất điện giải, giúp phân không bị lỏng. Tuy nhiên, thuốc này không dùng trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn, nên cần cẩn trọng khi dùng.

Dùng thuốc trị đau bụng đi ngoài cần cẩn trọng tránh tác dụng phụ

Theo Giáo dục & Thời đại

Chia sẻ bài viết

Giá trị dinh dưỡng của bột ngọt bằng 0?

Trong các thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn, bột ngọt ...

15/03/2023

5 lợi ích nếu uống nước mía khi đói

Theo trang Newsobserver, uống nước mía khi đói ...

15/03/2023

4 quan niệm sai lệch về giảm cân cần tránh

Ăn thanh lọc, giải độc, lạm dụng chế độ low carb ...

15/03/2023

10 thực phẩm ít ảnh hưởng đến đường huyết

Dâu tây, khoai lang, đậu phộng, sữa chua… là ...

15/03/2023

Thực phẩm giàu kali người bệnh thận cần lưu ý

Người mắc bệnh thận mạn tính cần hạn chế tiêu thụ ...

15/03/2023

Bộ trưởng Y tế: Giá thuốc điều trị ung thư ở Việt Nam rẻ hơn nhiều nước Đông Nam Á

Theo Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, giá thuốc biệt ...

24/02/2023

Campuchia có ca tử vong do nhiễm cúm H5N1, Viện Pasteur TP.HCM ra chỉ đạo khẩn

Campuchia ghi nhận hai trường hợp có kết quả xét ...

24/02/2023

4 giải pháp phục hồi sức khỏe xương khớp sau giải chạy

Nghỉ ngơi, chườm lạnh, bù nước và bổ sung dinh ...

24/02/2023

Lợi ích của việc uống đủ nước

Uống đủ nước giúp nâng cao tuổi thọ, giảm nguy cơ ...

24/02/2023

Bộ Y tế yêu cầu tiêu hủy kem Diệp Bảo bị thu hồi tại Mỹ

Diệp Bảo - Kem trẻ em bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi, ...

24/02/2023
Thong ke