Friday, 19/04/2024

Bài thuốc hay, bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa, tiêu chứng đầy bụng, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe mùa dịch bệnh

14:01 05/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Một phương thuốc cổ rất tốt khi giao mùa, tùy triệu chứng mà gia giảm thêm một số vị thảo dược để bồi bổ cho trẻ em, người ốm yếu, tiêu hóa kém, cải thiện hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng, bảo vệ tốt cơ thể trước mùa dịch bệnh nắng nóng.

Giao mùa là thời điểm bắt đầu cho mùa dịch bệnh nắng nóng, những cơn mưa bất chợt, nóng lạnh thất thường nên vi rút, vi khuẩn gây bệnh bùng phát, trong đó có các vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa, chứng đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon cũng gia tăng.

Để không bị bệnh rối loạn tiêu hóa "hỏi thăm", ngoài ngăn chặn mối nguy hại bằng cách thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, ăn chín uống sôi... cần bổ sung thảo dược tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.

Giao mùa nhiều người bị đầy bụng, không muốn ăn. Ảnh minh họa.

Trong sách Đông y cổ có phương thuốc (bài thuốc) Sâm linh Bạch truật tán rất hay, nguyên phương như sau:

Nguyên liệu

- Nhân sâm 12g

- Sơn dược (củ mài sao cám gạo) 12g

- Bạch truật (sao cám gạo)10g

- Bạch linh (tẩm sữa sao) 12g

- Ý dĩ nhân (sao vàng)12g

- Biển đậu (sao vàng)10g

- Liên nhục (hạt sen sao) 10g

- Cát cánh (sao vàng) 8g

- Sa nhân (sao chín)20g

- Chích cam thảo (cam thảo tẩm mật sao) 6g

Rối loạn tiêu hóa, chán ăn làm cơ thể mỏi mệt. Ảnh minh họa.

Cách dùng:

Tất cả các vị thuốc sau khi đã sao tẩm, hoặc sao chín thì tán thành bột mịn, cho vào lọ thủy tinh để dùng dần.

Mỗi lần uống: Người lớn dùng 10 - 15g/lần. Trẻ em 6-10g/lần hòa với nước sôi uống khi đói. Mỗi ngày dùng 2-3 lần.

Công dụng của bài thuốc:

- Bổ trung ích khí, kiện tỳ, thẩm thấp, chỉ tả, trị tỳ vị hư nhược, ăn ít, đại tiện lỏng, hoặc thổ, hoặc tả, tay chân yếu.

- Người gầy, bụng ngực căng tức hoặc đầy chướng, buồn bực, sắc mặt vàng, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi hồng nhạt, mạch tế hoãn hoặc hư hoãn.

- Trị các chứng ǎn uống không ngon miệng, đặc biệt là trẻ em biếng ăn, chậm lớn, còi xương. Hoặc người lớn tiêu hóa kém, bị bệnh đại tràng, bệnh đường ruột, tiêu chảy mạn tính, thể lực giảm sút sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời (ở người gầy), người sắc mặt xanh nhợt, người không muốn ǎn và có chiều hướng bị tiêu chảy thường xuyên, người đau dạ dày, đặc biệt người bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ho đờm... dùng rất hiệu quả.

Nhiều người lớn cũng bị rối loạn tiêu hóa. Ảnh minh họa.

Phân tích bài thuốc:

Bài thuốc "Sâm linh Bạch truật tán" là bài thuốc cổ phương có xuất xứ từ đời nhà Tống (Trung Quốc 960 – 1279), cơ sở từ bài Tứ quân tử thang gia giảm mà thành. Bài thuốc có thêm các vị Hoài sơn, Biển đậu, Liên tử, Ý dĩ nhân, Sa nhân, Cát cánh nhằm điều bổ tỳ vị, khí hư.

- Chủ dược là Tứ quân (gồm có Nhân sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo) là những vị dược thảo có tác dụng bình bổ tỳ - vị - khí.

- Phối ngũ với Biển đậu, Ý dĩ nhân, Sơn dược cam nhạt; Liên nhục cam sáp, phụ giúp Bạch truật vừa có thể kiện tỳ, lại có thể thẩm thấp mà chỉ tả.

- Thêm cái cay ôn, thơm mùi hương của Sa nhân phụ tá cho Tứ quân thúc đẩy sự vận hóa của trung tiêu, làm cho khí cơ trên thông dưới chỉ được tả.

- Cát cánh có tác dụng dẫn thuốc vào kinh thủ thái âm phế, tới được thượng tiêu để ích phế.

Các vị thuốc này phối ngũ với nhau có tác dụng bổ hư, trừ thấp, hành trệ, điều khí, hòa cả tỳ lẫn vị, vì lợi ích đó mà mọi chứng đều hết.

Ngoài ra còn điều trị ho do khí hư đàm (đờm) nhiều, hoặc là do khí hư, công năng vận hóa thủy cốc của tỳ không mạnh sinh ra đàm, hoặc bị ngoại cảm mà ho thêm nặng có thể dùng bài này.

Chỉ cần nắm rõ thì có thể từ bản phương này mà gia giảm để tiến hành điều trị. Ví như Sơn dược ngoài bổ tỳ khí ra, còn có thể cố sáp tỳ tân, hay tự dưỡng tỳ âm - nhưng đầu tiên là bổ tỳ khí.

Với Bạch truật có khác biệt vì có thể ích khí, kiện tỳ.

Thêm Hoài sơn có thể tự dưỡng tỳ âm.

Ngoài dùng Biển đậu, Hoài sơn, còn có Ý dĩ nhân - chủ yếu để bổ tỳ khí, thông điều thủy đạo, khứ thấp thì trong phương thuốc trên còn có:

- Vị Liên nhục, có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, lại có thể chỉ tả, lại có thể điều trị tâm hoảng do tỳ khí hư dẫn đến tâm khí bất túc tạo thành.

- Vị Liên tử còn có thể sáp tinh, qua bổ tâm còn có thể giao thông tâm thận.

- Nếu trung tiêu hư hàn nặng thì có thể gia giảm Đậu khấu nhân, nhẹ dùng Sa nhân, kiện vị đơn thuần dùng Sa nhân, thấp trọc khốn trung tiêu dùng Đậu khấu nhân…

Phương thuốc này còn gia giàm thêm một số vị để bồi bổ chủ yếu cho trẻ em, người ốm yếu, tiêu hóa kém, cải thiện hệ tiêu hóa lúc giao mùa, giúp bạn củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ tốt cơ thể trong mùa dịch bệnh.

Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng làm cả người lớn, trẻ em rất khó chịu, không ăn uống được. Ảnh minh họa.

Ngoài ra để phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế rối loạn tiêu hóa khi giao mùa người dân cần chú ý:

- Thường xuyên vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh; Năng rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến món ăn, và sau khi đi vệ sinh; Đảm bảo vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.

- Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ.

- Chọn mua thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm hết hạn. Ưu tiên rau, củ quả.

- Sử dụng nước sạch. Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không uống nước lã, không ăn thực phẩm chưa được chế biến và chưa nấu chín như: gỏi cá, tiết canh…

Theo Gia đình và Xã hội

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke