Cùng cha mẹ vượt qua áp lực khi con lần đầu ăn dặm
10:42 13/09/2022
Sợ con ăn không đủ no, thiếu chất, sụt cân là nỗi lo thường thấy của các bậc phụ huynh khi có con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm.
Bắt đầu giai đoạn ăn dặm đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng của trẻ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa, mà cần được bổ sung đa dạng để đảm bảo phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ.
Con ăn dặm nhưng cha mẹ “khủng hoảng”
Bước sang giai đoạn chuyển tiếp từ sữa sang ăn dặm, trẻ thường sợ ăn, nôn trớ, sụt cân do chưa quen với thức ăn mới. Chưa kể, những cơn biếng ăn sinh lý trong các tuần “wonder week” khiến trẻ khó tính hơn bình thường. Điều này càng làm cha mẹ thêm stress.
Lúc này, cha mẹ dễ lạc vào ma trận phương pháp ăn dặm mới, với những món đồ hỗ trợ hoặc loạt thực đơn tăng cân được chia sẻ rộng rãi trên mạng, nhưng không biết đâu là giải pháp phù hợp cho con. Tình trạng này không chỉ xảy ra với các bà mẹ nuôi con đầu lòng mà cả những người đã có 2, thậm chí 3 con, cũng gặp phải.
Tuy nhiên, thay vì cố nhồi nhét hay ép ăn dồn dập khiến trẻ hoảng sợ, phụ huynh nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp ăn dặm khoa học.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp và an toàn
Vốn quen với sữa suốt những tháng đầu, hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn ăn dặm vẫn còn khá yếu. Cha mẹ cần cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, loãng đến đặc, tinh đến thô. Việc bắt đầu ăn dặm bằng bột nhuyễn được xem là giải pháp tối ưu và khởi đầu an toàn, giúp hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi dần dần, tránh tình trạng rối loạn, kém hấp thu. Ngoài ra, phụ huynh có thể cân chỉnh độ đặc, loãng của bột dựa trên số tháng tuổi của bé sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, trước tình trạng dậy thì sớm của nhiều trẻ hiện nay, việc sử dụng nguồn thực phẩm an toàn ngày càng được chú trọng. Trong đó, thực phẩm hữu cơ (organic) được nhiều cha mẹ tin dùng vì độ sạch, an toàn và lành tính, đảm bảo không chứa hormone tăng trưởng, thành phần biến đổi gene cùng các hóa chất độc hại.
Kích thích bé ăn ngon với đa dạng thực phẩm
Trong thời kỳ ăn dặm, vị giác của trẻ đặc biệt nhạy cảm. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ làm quen dần với các hương vị theo nguyên tắc từ nhạt tới đậm, ngọt tới mặn. Không để trẻ ăn mãi một món trong thời gian dài vì dễ gây nhàm chán. Thay vào đó, cha mẹ có thể đa dạng hóa thực đơn để trẻ được khám phá các mùi vị khác nhau, mang đến cảm giác ngon miệng, thích thú khi ăn.
Hiện nay, thị trường có rất nhiều sản phẩm ăn dặm, giúp cha mẹ có thể chế biến linh hoạt và tiết kiệm được thời gian. Một thương hiệu nổi bật hiện nay có thể kể đến là HiPP.
Bột ăn dặm HiPP với đa dạng hương vị như gạo, bắp non, ngũ cốc tổng hợp, chuối đào, hoa quả rừng, cà rốt và bí đỏ… giúp mẹ dễ dàng chế biến thành cả bột ngọt lẫn bột mặn để thay đổi đa dạng bữa ăn cho trẻ. HiPP được sản xuất từ những nguyên liệu hoàn toàn hữu cơ và, đã qua chọn lọc kỹ lưỡng nên rất an toàn với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ.
Tạo không khí tích cực trong bữa ăn
Những ngày đầu khi mới ăn dặm, phụ huynh hãy tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn để trẻ được thoải mái, thay vì la mắng hay thúc ép, dễ khiến trẻ sợ hãi, chán ăn. Nếu trẻ ăn quá ít, cha mẹ có thể cho uống thêm sữa hoặc “chiều chuộng” bằng các bữa phụ nhẹ nhàng, đầy đủ dinh dưỡng.
Sắp xếp lịch sinh hoạt phù hợp và rèn kỷ luật ăn cho con
Việc sắp xếp một lịch sinh hoạt, ăn ngủ hợp lý cho trẻ rất quan trọng. Cha mẹ nên giãn các bữa ăn, uống sữa và cho trẻ vui chơi nhiều hơn để tăng cảm giác đói. Điều này có thể giúp trẻ chủ động thèm ăn và tăng khả năng hấp thu.
Ngoài ra, phụ huynh lưu ý không cho trẻ ăn quá lâu. Mỗi bữa chỉ nên kéo dài dưới 30 phút. Đồng thời, mẹ không nên cho trẻ xem TV, điện thoại khi ăn vì dễ mất tập trung, không cảm nhận được vị ngon của món ăn và tạo thành thói quen xấu sau này.
Khi nuôi con, áp lực là không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là phụ huynh cần bình tĩnh đối mặt và nắm những bí quyết hữu ích. Từ đó, cha mẹ có thể linh hoạt áp dụng và tìm ra phương án tối ưu nhất cho con, phù hợp hoàn cảnh gia đình.