Thursday, 21/11/2024

Những thực phẩm khiến trẻ hạn chế tăng chiều cao

19:55 23/09/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Lạm dụng thức ăn nhanh, soda, thực phẩm giàu đường, chất béo, tinh bột… có thể kìm hãm khả năng tăng chiều cao của trẻ.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết di truyền đóng góp khoảng 23% chiều cao của một người khi trưởng thành, yếu tố khác như chế độ ăn, ngủ, hoạt động thể chất chiếm gần 80%.

Các dưỡng chất như canxi, protein, sắt, kẽm, vitamin D, A, carbohydrate... cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Bất kỳ chất dinh dưỡng nào bị loại trừ hoặc tiêu thụ với số lượng thấp, trẻ có thể bị suy giảm tốc độ phát triển. "Bé có chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể đạt lại tốc độ tăng trưởng nếu có điều chỉnh kịp thời. Nếu bị suy dinh dưỡng mạn tính, trẻ có thể bị còi cọc vĩnh viễn", bác sĩ Tùng nói.

Ăn quá nhiều tinh bột thay cho các thực phẩm khác sẽ gây thiếu chất, khiến trẻ hạn chế tăng chiều cao. Ảnh: Shutterstock

Bác sĩ Tùng thông tin thêm, phần lớn thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu dùng với số lượng, cách thức khoa học. Nhiều lý do khiến một số đồ ăn ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ. Ví dụ như thực phẩm không đảm bảo dưỡng chất, chứa chất kìm hãm khả năng hấp thu, gây béo phì.

Đồ ăn vặt: Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp, không hỗ trợ nhiều cho sự phát triển của trẻ. Đồ ăn nhanh có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như: béo phì, tiểu đường. Những trẻ ăn nhiều các loại thức ăn ngọt như bánh quy, kẹo, snack, kem, sô cô la... thường mập nhưng thấp hơn so với các bạn khác.

Soda: Canxi là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương. Trong khi đó, chất phospho trong các loại đồ uống có ga, soda có thể ảnh hưởng đến mức canxi trong cơ thể nếu trẻ tiêu thụ chúng với số lượng lớn. Giảm tiêu thụ soda có thể giúp bé cao lớn hơn.

Đường: Hạn chế lượng đường có thể cứu cơ thể khỏi nhiều bệnh tật. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, trẻ mới biết đi. Đường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức insulin, cụ thể là mức insulin tăng lên có thể làm giảm khả năng phát triển của cơ thể. Trẻ ít tiêu thụ đường thường sẽ phát triển tốt hơn những đứa trẻ tiêu thụ nhiều.

Ngũ cốc không đảm bảo: Một loại nấm mốc trên ngô (bắp) có thể tạo ra một chất độc hại gọi là aflatoxin có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Nếu lưu trữ các loại ngũ cốc như lúa mì, đậu phộng ở nơi ẩm ướt và nóng, nấm mốc sẽ phát triển trên chúng. Cha mẹ luôn đảm bảo cho trẻ ăn ngũ cốc sạch và không bị nấm mốc.

Lạm dụng tinh bột (carbohydrate): Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, có hàm lượng protein thấp. Nếu cha mẹ ép con ăn quá nhiều tinh bột khiến trẻ no sẽ ăn ít protein và các dưỡng chất từ những loại thực phẩm khác. Điều này làm chậm sự tăng trưởng của trẻ, hạn chế tăng chiều cao.

Đậu nành chưa lên men: Đậu nành tốt cho sức khỏe trẻ em. Song, đậu nành chưa lên men như sữa đậu nành, đậu phụ lại chứa nhiều axit phytic làm giảm hấp thụ canxi của cơ thể. Một chế độ ăn chứa nhiều phytic sẽ gây ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao của trẻ em. Phụ huynh nên tham vấn bác sĩ để có thể cho con dùng đậu nành ở mức phù hợp, mang lại lợi ích.

Thực phẩm chiên - dầu hydro hóa: Dầu chiên sử dụng trong thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, các món chiên rán, mỳ gói... có thể khiến trẻ béo phì, mất cân bằng dinh dưỡng, làm chậm sự phát triển của bé. Cha mẹ cho bé tiêu thụ ở mức vừa phải.

Ăn vặt nhiều, liên tục có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ thấp bé. Ảnh: Shutterstock

Bệnh cạnh dinh dưỡng kém, các yếu tố khác như hội chứng Down, hội chứng Russell Silver, suy tuyến yên, dậy thì sớm hoặc muộn cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, dẫn đến trẻ hạn chế chiều cao.

"Để giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu, cha mẹ khuyến khích, tạo cho trẻ thói quen ăn uống phù hợp, hoạt động thể chất thường xuyên, ngủ đủ giấc. Đồng thời, người lớn không nên chủ quan về mặt dinh dưỡng. Phụ huynh đưa con đi khám với chuyên gia tư vấn cách ăn uống khoa học, có lợi cho sự phát triển chiều cao tối ưu", bác sĩ Tùng cho biết.

 

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/nhung-thuc-pham-khien-tre-han-che-tang-chieu-cao-4496147.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke