Friday, 22/11/2024

Cơ thể sẽ ra sao khi thiếu chất béo?

10:02 08/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Thiếu chất béo có thể gây rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên ốm do sức đề kháng suy giảm trầm trọng.

Các axit béo omega-3 và axit docosahexaenoic (DHA) giúp duy trì sức khỏe của não, hệ thần kinh trung ương, võng mạc, chữa lành vết thương... Thiếu chất béo trong chế độ ăn uống có thể gây thiếu hụt vitamin, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Thiếu vitamin

Cơ thể cần chất béo trong chế độ ăn uống để hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K. Khi cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng thiết yếu này sẽ tăng nguy cơ quáng gà, bầm tím, tóc khô, viêm da.

Nhiều nghiên cứu phát hiện rằng, chất béo là một phần thiết yếu trong cấu trúc tế bào da, giúp da duy trì độ ẩm. Viêm da do chế độ ăn thiếu chất béo thường biểu hiện dưới dạng phát ban khô, có vảy. Sự thiếu hụt omega-3 có thể dẫn đến viêm da, tăng nguy cơ bị mụn trứng cá, các tình trạng da liễu khác.

Chậm lành vết thương

Cơ thể cần chất béo để tạo ra nhiều phân tử quan trọng kiểm soát phản ứng viêm. Chế độ ăn ít chất béo có thể phá vỡ phản ứng, dẫn đến vết thương chậm lành. Sự thiếu hụt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D cũng có thể khiến vết thương chậm lành hơn bình thường.

Rụng tóc

Các phân tử chất béo trong cơ thể được gọi là prostaglandin thúc đẩy sự phát triển của tóc. Tiêu thụ quá ít chất béo thiết yếu có thể thay đổi kết cấu tóc, nang tóc, tăng nguy cơ rụng tóc, lông mày.

Thường xuyên ốm

Hạn chế nghiêm ngặt lượng chất béo có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cơ thể ốm đau thường xuyên hơn. Cơ thể cần axit béo omega-3 axit alpha-linolenic và axit béo omega-6 axit linoleic trong chế độ ăn uống để tạo ra một số phân tử kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch.

Nếu đang ăn đủ rau, trái cây và carbs mà vẫn thường xuyên bị ốm, người bệnh nên kiểm tra xem cơ thể có đủ chất béo không. Thiếu chất béo có thể dẫn đến kém hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến làm suy yếu sức đề kháng.

Vấn đề nội tiết tố

Vitamin B12, Vitamin D và selen cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống nội tiết, nơi sản sinh ra các hormone. Thiếu chất béo cũng có thể dẫn đến thiếu hụt các vitamin này, gây mất cân bằng nội tiết tố, thậm chí có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục, tinh thần.

Nội tiết tố chịu trách nhiệm điều chỉnh hầu hết các chức năng của cơ thể. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể bị gián đoạn do không sản xuất đủ hormone do tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp.

Chế độ ăn đủ chất béo cần thiết với cơ thể. Ảnh: Freepik

Tăng cân

Nếu mục tiêu loại bỏ chất béo khỏi chế độ ăn uống là giảm cân thì bạn thiếu khoa học. Chất béo quan trọng đối với cơ thể, nếu không cung cấp đủ chất có thể gây tác dụng ngược. Ngoài ra, omega-3 giúp giảm tích trữ chất béo ở bụng, ngăn ăn quá nhiều.

Suy giảm trí nhớ

Nhiều nghiên cứu về thần kinh học chỉ ra rằng chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm chất béo lành mạnh như dầu ô liu, các loại hạt, cá có thể giúp bảo tồn trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh về nhận thức.

Chế độ ăn Địa Trung Hải với mức tiêu thụ chất béo vừa phải có lợi cho sức khỏe của tim và hệ thần kinh hơn so với chế độ ăn ít hoặc không có chất béo. Chất béo không bão hòa đơn làm tăng mức cholesterol "tốt" trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Đói hơn

Nếu không ăn một chế độ ăn uống cân bằng thì cơ thể sẽ cố gắng sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ. Không nhận đủ chất béo (hoặc carbs hoặc protein) có nghĩa là cơ thể không nhận đủ calo. Những người ăn ít chất béo có xu hướng ăn nhiều carb hơn. Tinh bột có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, mức tăng đột biến này sẽ nhanh chóng giảm xuống, khiến cơ thể đói, ngay cả khi mới ăn cách đây không lâu. Khi ăn đủ chất béo, cơ thể sẽ cảm thấy no, làm chậm quá trình tiêu hóa.

Chất béo trong chế độ ăn uống có thể được chia thành 4 loại: chất béo chuyển hóa; bão hòa; không bão hòa đơn; chất béo không bão hòa đa. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol "xấu" và giảm nồng độ của cholesterol tốt trong cơ thể người sử dụng. Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường type 2.

Chất béo chuyển hóa có thể được tìm thấy trong thực phẩm chế biến như pizza và bánh quy giòn, đồ nướng, bánh ngọt, thực phẩm chiên như bánh rán, khoai tây chiên.

Chất béo bão hòa được tìm thấy trong các loại thực phẩm như protein động vật, thịt chế biến, dầu thực vật, các sản phẩm từ sữa... làm tăng mức cholesterol "xấu" (LDL) trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo nên nạp ít hơn 10% tổng lượng calo hàng ngày từ chất béo bão hòa. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chất béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm cholesterol LDL trong máu. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/co-the-se-ra-sao-khi-thieu-chat-beo-4545123.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke